Định hƣớng phát triển tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương chi nhánh lào cai (Trang 84 - 85)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1.2 Định hƣớng phát triển tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh

Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV, Chi nhánh đã để ra một số phƣơng hƣớng hoạt động đối với DNNVV cụ thể nhƣ sau:

- Duy trì tăng trƣởng tín dụng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DNNVV vay vốn. Đặc biệt là các DN có quan hệ tín dụng lâu dài tại Chi nhánh.

- Tiếp cận, rà soát, phân loại các DNNVV nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN, phân tích tình hình tài chính của khách hàng để lựa chọn những khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn.

- Từng bƣớc giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV thuộc Nhà nƣớc, mở rộng cho vay đối với các DNNVV ngoài quốc doanh, nâng cao tỷ trọng dƣ nợ tài sản đảm bảo, áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn rủi ro tín dụng.

- Tích cực trong công tác xử lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát với các DN trong quá trình vay vốn để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đặc biệt chú trọng những giới hạn an toàn trong hoạt động khả năng thanh khoản…

- Chủ động nắm bắt diễn biến lãi suất thị trƣờng trong nƣớc, từ đó xây dựng chính sách lãi suất, chính sách ƣu đãi phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng và từng giai đoạn cụ thể.

- Nghiên cứu xem xét cho DNNVV có nợ quá hạn đƣợc tiếp tục vay vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh nếu dự án sản xuất kinh doanh đó thực sự có hiệu quả, nhằm thu nợ cũ, đồng thời tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương chi nhánh lào cai (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)