7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự phát triển cây Sơn tra của huyện
của huyện Trạm Tấu
2.2.1. Yếu tố kinh tế: Hầu hết ngƣời dân nơi đây sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, nhƣng do địa hình phức tạp, đồi núi cao, dốc nên đất sản xuất
nông nghiệp rất hạn chế, diện tích đất lúa rất ít, hàng năm Chính phủ vẫn phải cứu trợ (cung cấp gạo) cho hộ nghèo vùng sâu, xa của huyện. Đất lâm nghiệp thì đã đƣợc giao khoán, khoanh nuôi bảo vệ, ngƣời dân không thể phá rừng làm nƣơng rẫy nhƣ trƣớc đây để có thu nhập, cây Sơn tra là loại cây thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai và là cây rừng đã từ lâu ngƣời dân biết đến là loại quả có thể ăn đƣợc và sau dần họ biết đến nhƣ một loại dƣợc liệu, dùng để ngâm rƣợu, ngâm đƣờng làm nƣớc giải khát cho mùa hè, thậm chí là ngâm muối để làm thực phẩm, vì vậy, ngƣời dân chú ý hơn tới việc khai thác và đem bán ra thị trƣờng. Thấy đƣợc lợi nhuận từ việc bán quả Sơn tra, nhiều hộ dân đã biết trồng thêm diện tích trên đất đồi đƣợc giao khoán, theo đó diện tích cây Sơn tra đƣợc tăng dần. Nhiều hộ dân, nhất là những hộ ngƣời kinh đến khai hoang từ lâu, ngoài việc mở rộng diện tích đã biết thâm canh, tăng năng suất, hình thức quả đẹp hơn, bắt mắt hơn, dễ tiêu thụ hơn và mang lại lợi nhuận cho họ nhiều hơn. Những hộ đó đƣợc coi nhƣ mô hình trình diễn để một số hộ ngƣời dân tộc thiểu số học theo để mở rộng diện tích. Theo đó, diện tích cũng đƣợc tăng, năng suất, chất lƣợng cũng tăng lên.
2.2.2. Yếu tố vốn đầu tư cho phát triển Sơn Tra: Do hầu hết hộ sản xuất Sơn tra hiện nay là đồng bào dân tộc Mông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo, do vậy việc đầu tƣ phát triển Sơn tra bị hạn chế, không bảo đảm nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất cũng nhƣ đầu tƣ chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. Việc phát triển diện tích Sơn tra trong những năm qua chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc hỗ trợ trồng mới và giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. Vì vậy, năng suất Sơn Tra còn thấp, hình thức quả hạn chế, khó thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng, nhất là những khách hàng lạ. Đối với những khách hàng đã quen dùng hoặc khách địa phƣơng rất thích loại Sơn tra tự nhiên. Tuy nhiên, lƣợng khách hàng này không lớn hoặc để sản xuất Sơn tra thành hàng hóa, mở rộng thị trƣờng thì vấn đề đầu tƣ cần quan tâm nhiều hơn.
2.2.3. Yếu tố văn hóa: Với đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống hẻo lánh, nên vấn đề phổ cập giáo dục cũng gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, dẫn đến việc triển khai phổ biến các chủ trƣơng, chính sách, định hƣớng phát triển nói chung và chính sách phát triển sản xuất cây Sơn Tra nói riêng còn hạn chế, đồng thời đây cũng là điểm yếu, bị lợi dụng để áp đặt giá cả khi thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm. Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất khó khăn hoặc nếu triển khai đƣợc thì hiệu quả rất thấp, tốn kém nguồn lực khi triển khai.
Bên cạnh đó, phong tục, tập quán của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng đáng kể đến phát triển sản xuất Sơn tra. Do ngƣời dân sinh sống chủ yếu trên núi cao, phân tán, nặng tính tự cung, tự cấp. Nên việc tổ chức thực hiện các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất hàng hóa rất khó thực hiện, tình trạng du canh, dƣ cƣ vẫn còn diễn ra, hình thức sản xuất quảng canh phụ thuộc vào tự nhiên vẫn mang tính cố hữu. Điều này đang là khó khăn lớn nhất để làm thay đổi đƣợc nhận thức của đồng bào vùng cao, để họ biết đƣợc lợi ích kinh tế mang lại từ cây Sơn tra, khai thác tiềm năng lợi thế để mở rộng diện tích, đầu tƣ chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lƣợng quả, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. Mặc khác, ngƣời dân chƣa có tƣ duy về hạch toán hiệu quả kinh tế của sản xuất, nên không có sự quan tâm đúng mực cho sản xuất để mang lại hiệu quả của sản xuất.
2.2.4. Yếu tố thị trường tiêu thụ: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, bị tƣ thƣơng ép giá; các sản phẩm chế biến từ Sơn tra còn nghèo nàn, chất lƣợng không cao; sự liên kết giữa các hộ dân với đơn vị thu mua, chế biến lỏng lẻo, không bền vững, thiếu ràng buộc. Chƣa có chính sách bảo vệ lợi ích cho ngƣời dân trong việc tiêu thụ sản phẩm; chƣa có các cơ sở chế biến có quy mô đủ lớn để bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nhân dân. Do vậy, dẫn hạn chế đến việc mở rộng diện tích, thâm canh, tăng năng suất.
2.2.5. Yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Mặc dù các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã có sự đầu tƣ rất lớn trong thời gian qua, nhƣng nhìn chung cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của các xã, thôn bản vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông đi lại, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đề giao thƣơng của ngƣời dân nói chung và ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản phẩm Sơn tra nói riêng, chi phí vận chuyển lớn, thƣơng lái khó tiếp cận vùng nguyên liệu để thu mua sản phẩm hoặc nếu đến đƣợc thì mua với giá thấp, làm cho giá trị ngày công sản xuất Sơn tra của ngƣời dân đạt rất thấp. Dẫn đến ngƣời dân chƣa thực sự quan tâm đến việc đầu tƣ, chăm sóc để tạo rà sản phẩm mang tính chất hàng hóa.
2.2.6. Yếu tố về thể chế, chính sách: Trong những năm vừa qua, mặc dù Đảng và nhà nƣớc đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế xã hội đối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do địa bàn vùng núi cao, ngƣời dân sống không tập trung, nên chính sách hỗ trợ sản xuất có nhiều, nhƣng hầu nhƣ ngƣời dân thích đón nhận chính sách mang tính bao cấp (cho gạo, thực phẩm) hơn là chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất. Dẫn đến một số chính sách hỗ trợ không đƣợc triển khai thực hiện theo yêu cầu đề ra (nhƣ việc hộ trợ bằng tiền để đầu tƣ vật tƣ sản xuất hay hỗ trợ giống lúa, ngô, đỗ, vật tƣ khác…sau khi tiếp nhận ngƣời dân lại sử dụng vào mục đích khác). Vì vậy, đối với những hộ ở vùng cao, vùng sâu, có điều kiện để mở rộng diện tích lại rất khó triển khai. Các cơ chế chính, sách hỗ trợ phát triển sản xuất mới bƣớc đầu giải quyết đƣợc về quy mô, số lƣợng, còn vẫn đề nâng cao chất lƣợng, giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác vẫn đang là thách thức cho các nhà quản lý.