CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
3.2.2 Dƣ nợ cho vay KHCN
Trong những năm vừa qua đặc biệt là từ năm 2017-2018, dư nợ cho vay với đối tượng KHCN tại Lienvietpostbank chi nhánh Bắc Ninh đã có tốc độ tăng trưởng khá mạnh mẽ, tạo ra vị thế mới cho Lienvietpostbank chi nhánh Bắc Ninh trong hoạt động cho vay KHCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và trong hệ thống các chi nhánh.
Bảng 3.5: Cơ cấu Dƣ nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn tại Lienvietpostbank Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2018
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Dƣ nợ Tỷ lệ % Dƣ nợ Tỷ lệ % Dƣ nợ Tỷ lệ % Dƣ nợ Tỷ lệ % Ngắn hạn 215,5 53,67 201,1 45,62 213,5 38,81 236,1 40,34 Trung hạn 150,5 37,46 165,6 37,58 216,5 39,35 196,3 33,55 Dài hạn 35,6 8,87 74 16,79 120,2 21,84 152,8 26,11 Tổng cộng 401,6 100% 440,7 100 550,2 100 585,2 100
Trong đó:
Vay ngắn hạn: Là các hợp đồng vay trong thời gian 12 tháng. Thường được sử dụng để bù đắp vốn trong kinh doanh hoặc sử dụng với mục đích tiêu dùng cá nhân.
Vay trung hạn: Chỉ các hợp đồng vay có thời gian từ 12 tháng đến 5 năm. Thường dùng vào mục đích mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng hoặc đầu tư trang thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất.
Vay dài hạn: Là các hợp đồng vay có hiệu lực từ 5 năm trở lên và có thể kéo dài đến 40 năm. Mục đích sử dụng chính là để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình điện đường trường trạm…
Qua Bảng 3.5, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh Bắc Ninh qua 4 năm ta thấy: Đối với khoản vay ngắn hạn thì nhìn chung cả giai đoạn 2015 – 2018 có tăng nhẹ, cụ thể năm 2015 mức cho vay cá nhân ngắn hạn là 215,5 tỷ đồng thì sang năm 2018 khoản mục này là 236,1 tỷ đồng; tuy nhiên nhìn vào cơ cấu tỷ trọng thì khoản cho vay ngắn hạn trước kia chiếm 53,67% nhưng tới cuối 2018 chỉ còn 40,34%, tức là có xu hướng giảm về cơ cấu và nhường chỗ cho khoản cho vay KHCN trung và dài hạn. Đối với khoản vay trung hạn KHCN thì có xu hướng tăng từ 2015 – 2017, tương ứng từ 150,5 tỷ đồng lên tới 216,5 tỷ đồng, nhưng sang tới năm 2018 thì có xu hướng giảm nhẹ còn 196,3 tỷ đồng. Còn khoản vay dài hạn thì luôn có sự tăng và tăng rất mạnh trong những năm đầu, cụ thể năm 2015 là 35,6 tỷ cho vay đối với khách hàng cá nhân thì tới năm 2016 con số này lên tới 74 tỷ đồng, năm 2017 là 120,2 tỷ đồng và năm 2018 là 152,8 tỷ đồng. Đây có thể xem là một dấu hiệu đáng mừng vì với việc vay dài hạn cá nhân tăng cao chứng tỏ nhu cầu vốn cho đầu tư dài hạn như xây nhà cửa, mua ô tô, xây dựng nhà xưởng,…đang nhiều lên, thêm vào đó thì lãi suất cho vay dài hạn cũng cao hơn so với trung hạn và ngắn hạn. Lãi suất cho vay tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên việt ngắn hạn là 10%/năm, trung hạn là 12%/năm, dài hạn là 13%/năm. Trong khi đó, biểu lãi suất cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng khác trên địa bàn tại thời điểm cuối năm 2018 như sau:
Bảng 3.6: Lãi suất cho vay khách hàng cá nhân các NH TMCP cuối năm 2018.
STT Tên ngân hàng Cho vay tiêu dùng Cho vay SXKD
Ngắn hạn Trung dài hạn Ngắn hạn Trung dài hạn
1 VietinBank 11,00% 12,80% 10,00% 12,00% 2 Agribank 10,50% 11,50% 10,00% 10,50% 3 BIDV 11,00% 13,00% 11,50% 12,50% 4 Vietcombank 10,80% 11,00% 10,00% 11,10% 5 Eximbank 12,00% 13,00% 12,00% 13,00% 6 Sacombank 14,00% 14,00% 13,50% 14,00% 7 ACB 12,80% 12,50% 12,50% 13,00% 8 Techcombank 12,45% 13,45% 11,45% 12,45% 9 MB 12,50% 12,25% 10,00% 12,50% 10 Liên Việt 11,50% 13,50% 12,00% 12,50% 11 HDBank 12,50% 13,00% 11,00% 13,00% 12 VPBank 13,00% 13,50% 13,50% 13,50% 13 SHB 12,00% 12,50% 11,00% 12,50% 14 ANZ 11,00% 11,00% 11,00% 11,00% 15 HSBC 11,00% 11,00% 11,00% 11,00%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang web của các ngân hàng tại 31/12/2018)
Cơ cấu tỷ trọng trong tổng thể các khoản cho vay cá nhân đang chuyển dịch theo xu hướng tăng dài hạn, giảm ngắn hạn còn trung hạn gần như vẫn ổn định và không thay đổi. Điều này là phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của tỉnh Bắc Ninh như hiện nay, trong đó đa phần khoản vay dài hạn cho xây nhà, mua sắm và xây dựng chợ, trung tâm thương mại như siêu thị Minh Anh phường Vân Dương; siêu thị DABACO phường Đại Phúc và siêu thị Bình Minh phường Suối Hoa. Và không chỉ có các siêu thị mới được hình thành mà các chợ xây dựng mới cũng đã thu hút đông đảo các hộ tiểu thương tham gia kinh doanh như: chợ Đại Phúc, chợ Đọ Xá và chợ Vũ Ninh, chợ Hòa Đình… Điều này cho thấy, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhu cầu của khách hàng cá nhân
là rất lớn theo đà phát triển kinh tế xã hội và đời sống ngày càng cao của địa phương, là một kênh đầu tư quan trọng và đang có xu hướng mở rộng về cả quy mô và nhu cầu, số lượng dịch vụ, loại hình theo thời gian.
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tài sản bảo đảm (Vay thế chấp):
Vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo này có thể là: Sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, hàng hoá luân chuyển, máy móc, thiết bị... Khi đi vay thế chấp, người đi vay vẫn giữ quyền sở hữu tài sản, nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan, chỉ khi người vay không thể trả được nợ thì lúc đó phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.
Tại Ngân hàng LPB – Chi nhánh Bắc Ninh thì tài sản thế chấp là sổ lương, sổ đỏ, giấy đăng ký xe ô tô, xe máy, giấy tờ phương tiện vận tải đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, sổ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân….Cùng với quá trình phát triển rất nhanh của kinh tế tỉnh Bắc Ninh, nhu cầu vay càng lớn và hình thức vay bằng tài sản bảo đảm được áp dụng ngày càng nhiều. Tỷ lệ % cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tùy theo từng loại tài sản, ví dụ đối với giấy tờ xe, sổ đỏ, bìa đất thì được cho vay tối đa 70%; đố với sổ tiền gửi tiết kiệm tại LPB – Chi nhánh Bắc Ninh là 100%,…Chi tiết về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tài sản bảo đảm qua các năm từ 2015 – 2018 như sau:
Bảng 3.7: Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm và vay tín chấp so với tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2018
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay KHCN Tỷ đồng 401,60 440,70 550,20 585,20
Tổng tài sản bảo đảm – Vay thế chấp Tỷ đồng 395,42 402,50 521,10 540,50 -Sổ tiết kiệm Tỷ đồng 30,20 35,40 36,25 42,55 -Đăng ký, giấy tờ xe Tỷ đồng 120,44 150,38 170,55 185,12 -Sổ đỏ, bìa đất Tỷ đồng 174,51 129,10 220,04 211,84 -Sổ lương Tỷ đồng 20,15 22,50 24,15 25,11 -Khác… Tỷ đồng 50,12 65,12 70,11 75,88 Tỷ lệ Tài sản bảo đảm/ Tổng dư nợ cho vay KHCN
Vay tín chấp Tỷ đồng 6,18 38,20 29,10 44,70 Tỷ lệ vay tín chấp/ Dư
nợ cho vay KHCN % 1,54% 8,67% 5,29% 7,64%
(Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay KHCN ngân hàng LPB – chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2018)
Qua bảng phân tích ở trên, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm là 98,46%, sau đó có xu hướng giảm xuống khoảng 92% ở năm 2018. Như vây, trong giai đoạn đầu năm 2016 quy định chặt chẽ trong việc cho cá nhân vay phải có tài sản bảo đảm, nhằm tránh tình trạng nợ xấu gia tăng giai đoạn 2016 – 2017. Tuy nhiên, sau đó ngân hàng có điều chỉnh nới lỏng bằng cách giảm điều kiện cho vay tín chấp, vừa do thay đổi tình hình kinh tế xã hội, nhiều cá nhân qua tìm hiểu có khả năng trả nợ tốt mà không cần tài sản thế chấp, cũng như để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Tuy nhiên, tổng quan lại thì hầu như các khoản cho vay cá nhân của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đều có tài sản đảm bảo, do đó trường hợp có nợ quá hạn mà chưa thu hồi được, dần chuyển sang nợ xấu mất khả năng thu hồi thì sẽ được trả bằng việc phát mại TSBĐ, do đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khá thấp (chi tiết ở phần tiếp theo).
Cơ cấu dƣ nợ cho vay KHCN theo sản phẩm:
Đơn vị: tỷ đồng, % Sản phẩm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 ± ∆ % ± ∆ % ± ∆ % Nhà 8,53 7,11 10,15 12,41 -1,42 -16,64 3,05 42,85 2,26 22,2 SXKD 203,68 186,02 183,71 192,83 -17,7 -8,67 -2,31 -1,24 9,12 4,96 Tín chấp 44,99 57,31 76,11 81,51 12,31 27,36 18,81 32,82 5,39 7,09 Tiêu dùng 69,50 39,70 103,72 88,04 -29,8 -42,87 64,02 161,2 -15,7 -15,12 Khác 74,89 150,56 176,45 210,46 75,67 101,1 25,89 17,2 34,1 19,27 Tổng dƣ nợ 401,61 440,72 550,17 585,27 39,11 9,74 109,5 24,84 35,1 6,38
(Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD của Lienvietpostbank Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2018)
Từ bảng 3.8, có thể thấy đầu tiên tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân luôn tăng từ 401,61 tỷ đồng lên 585,27 tỷ đồng ở năm 2018. Điều này nguyên nhân do sự phát triển chung của nên kinh tế, người dân có công việc ổn định và sự phát triển thương mại dịch vụ dẫn tới nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, hưởng thụ và cơ sở kinh doanh nhiều thêm. Và để hiểu rõ hơn, tác giả xin đi sâu phân tích đối với từng loại sản phẩm như sau:
Đối với vay để xây nhà, khoản vay này thường là trung và dài hạn và có xu hướng tăng từ 2015 – 2018, cụ thể năm 2015 là 8,53 tỷ đồng nhưng năm 2018 thì số tiền là 12,41 tỷ đồng. Điều này là hợp lý khi thành phố Bắc Ninh là đô thị loại 1, thêm vào đó có thể thấy hiện nay cơ sở hạ tầng, nhà tại thành phố hầu hết là nhà tầng, được trang trí cũng như xây dựng rất đẹp, đầu tư về thẩm mỹ hơn rất nhiều so với trước đây. Thêm một điểm quan trọng nữa là với sự xuất hiện của KCN Samsung với hàng nghìn công nhân, dẫn tới nhu cầu về nhà trọ tăng cao, và nguồn trả nợ đảm bảo ổn định lâu dài do công nhân thuê của Samsung được trả lương khá cao.
Đúng với xu thế phát triển, khoản cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng khá chững lại, như năm 2015 là 203,68 tỷ đồng nhưng năm 2016 chỉ còn 186,02 tỷ đồng, năm 2017 lại giảm tiếp còn 183,71 tỷ đồng và sang năm 2018 tăng trở lại 192,83 tỷ đồng. Nguyên nhân là do những năm giai đoạn 2012 – 2015 là giai đoạn đầu tư phát triển mạnh mẽ của tỉnh Bắc Ninh với việc xây dựng công trình, kinh doanh quần áo, điện máy tăng lên, dẫn tới nhu cầu vay cũng tăng cao, ngoài ra tại tỉnh Bắc Ninh còn có nhiều làng nghề làm gỗ lâu năm như Đồng Kỵ, Trung Nghĩa, Ngô Nội cũng như nghề buôn phế liệu giấy Phong Khê, kinh doanh vật liệu xây dựng… Và nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của những làng nghề này cũng góp phần tăng đáng kể khoản vay từ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sang các năm tiếp theo thì có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả tăng cao nên người dân có xu hướng tiêu dùng giảm dẫn tới nhu cầu vay để đầu tư mở rộng kinh doanh giảm theo, nhưng tới năm 2018 sau khi giá cả
được ổn định, lạm phát được kiềm chế thì nhu cầu vay cho sản xuất kinh doanh đã tăng trưởng trở lại.
Nguyên nhân là do tình hình lạm phát gia tăng, giá cả tăng cao nên người dân có xu hướng tiêu dùng giảm xuống. Nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn cho xu hướng tăng lên.
Đối với cho vay tiêu dùng thì nhìn chung có xu hướng tăng cho cả giai đoạn 2015 – 2018, vì với sự phát triển của khu công nghiệp Samsung làm cho giá cả sản phẩm như điện thoại, ti vi, tủ lạnh, …giảm khá mạnh do không mất chi phí vận chuyển, dẫn tới kích cầu tiêu dùng.
Đối với khoản vay tín chấp, thì Vay tín chấp ngân hàng là hình thức hoàn toàn không cần đến tài sản, giá trị hiện vật đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín, mục đích sử dụng và năng lực hoàn trả của cá nhân người vay hoặc một Công ty nào đó đang còn hoạt động. Khoản vay tín chấp thường có giá trị từ 10 triệu đồng cho đến tối đa là 500 triệu đồng, thời hạn cho vay linh hoạt với mức lãi suất kèm theo. Khi đến thời điểm đáo hạn, cá nhân người vay cần thanh toán một phần tiền vay cũng như tiền lãi cho ngân hàng theo định kì. Tuy vậy mức lãi suất của vay tín chấp ngân hàng thường khá cao. Tại Bắc Ninh, với sự phát triển thì nhu cầu của cá nhân cũng tăng lên, tuy nhiên với sự linh hoạt trong cạnh tranh với các ngân hàng khác thì hình thức vay tín dụng cũng được LPB – Chi nhánh Bắc Ninh áp dụng triệt để, căn cứ vào hiểu biết về cá nhân vay tiền cũng như mục đích vay, điểm tín dụng trên CIC mà Ngân hàng xét duyệt cho vay tín chấp trong trường hợp người vay không muốn thế chấp tài sản bảo đảm. Năm 2015 tổng số dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng là 44,99 tỷ đồng thì tới năm 2018 đã tăng gần như gấp đôi, thành 81,51 tỷ đồng và sản phẩm cho vay theo hình thức tín chấp này liên tục tăng .