Xử lý thống kê số liệu và tính tần suất các locus gen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tần suất các alen trong các locus gen (ADN) hệ identifiler của dân tộc h’mông phục vụ cho công tác giám định gen ở việt nam​ (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. Phương pháp nghiên cứu:

2.4. Xử lý thống kê số liệu và tính tần suất các locus gen

2.4.1. Cơ sở lý thuyết

Để số liệu nghiên cứu về các locus gen sử dụng được cho những ứng dụng cụ thể, điều cần thiết đầu tiên là cần đánh giá xem mẫu nghiên cứu với locus gen được phân tích có đảm bảo rằng cấu trúc di truyền của mẫu (tần số tương đối của các alen và tần số các kiểu gen) là ổn định hay không qua các thế hệ, nghĩa là mẫu có tuân theo định luật Hardy - Weinberg hay không? [8, 9, 29]

Do đó cần kiểm tra sự phù hợp giữa mẫu với quần thể cân bằng lý thuyết thông qua đánh giá chênh lệch giữa tần số quan sát thực tế với phân bố lý thuyết của các kiểu gen của mỗi locus gen được nghiên cứu có sai khác nhau hay không [1, 29].

2.4.2. Phƣơng pháp xử lý thống kê

Kiểm định sự phù hợp phân bố tần số kiểu gen giữa mẫu và quần thể lý thuyết dựa vào tiêu chuẩn thống kê là hàm xác suất Khi bình phương 2

. [2, 29]

Đánh giá sự phù hợp giữa số liệu thực nghiệm và giả thuyết lý thuyết ta tính tổng 2 như sau : ) ( 1 2 2     k i i i i np np m

Trong đó : * k là số lớp của dãy số liệu thực nghiệm. * mi là tần số quan sát.

2.4.3. Các bƣớc tính toán thống kê và kiểm định tiến hành trên phần mềm Excel:

- 120 kiểu gen của 120 cá thể người H’Mông được thống kê tần số kiểu gen, tần số alen.

- Tính tần suất các alen của mỗi locus theo số liệu thu được trong nghiên cứu.

- Xây dựng tổ hợp kiểu gen lý thuyết có thể có trong quần thể tự nhiên theo số liệu alen thu được ở bước 1.

- Xác định tần số kiểu gen thực tế của mẫu nghiên cứu (số lượng quan sát của mẫu/ tổng số quan sát).

- Xác định tần suất kiểu gen lý thuyết có thể có theo tần số các alen thu được ở bước 1.

- Tính khi bình phương thành phần theo mỗi phương trình so sánh giữa tần số lý thuyết và tần số thực tế.

- Tính tổng 2 của các phương trình so sánh trên.

- Tính khi bình phương tiêu chuẩn (α) theo mức xác suất p=0.05. - So sánh giá trị khi bình phương tính được với khi bình phương tiêu chuẩn: Nếu khi bình phương tính được nhỏ hơn 2

tiêu chuẩn thì phân bố thực tế phù hợp với phân phối lý thuyết, nghĩa là mẫu phù hợp với quần thể lý thuyết [1, 2, 9, 10, 11].

Chương II đã tiến hành thu mẫu tế bào niêm mạc miệng của 120 cá thể người H’mông có đánh số ký hiệu từ HM1 đến HM120 sau đó tiến hành: tách chiết 120 mẫu tế bào này, định lượng, nhân bội ADN và điện di trên máy điện di mao dẫn -> thu được kiểu gen, từ đó xử lý số liệu thống kê, kiểm định tần suất kiểu gen giữa kết quả thực tế và tính toán lý thuyết với độ tin cậy p = 0.05; tính toán và đưa ra bảng tần suất các Alen của các locus gen theo hệ Identifiler của 120 cá thể người H’mông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tần suất các alen trong các locus gen (ADN) hệ identifiler của dân tộc h’mông phục vụ cho công tác giám định gen ở việt nam​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)