8. Bố cục của luận án
1.1. Công nghệ tạo hình bán lỏng
1.1.2. Ưu, nhược điểm của công nghệ tạo hình bán lỏng
Những ưu điểm chính của công nghệ bán lỏng so với phương pháp đúc và phương pháp rèn được Atkinson [9] chỉ ra như sau:
a) Các ưu điểm của công nghệ tạo hình bán lỏng:
- Hiệu quả về mặt năng lượng: hợp kim được gia nhiệt ở nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ gia nhiệt trong phương pháp đúc.
-Lực tạo hình nhỏ hơn so với phương pháp dập.
-Tốc độ sản xuất chi tiết tương đương với đúc áp lực hoặc hơn.
-Điền đầy dễ dàng vào trong lòng khuôn, hạn chế được lẫn khí và độ co
ngót thấp giúp chi tiết có độ hoàn thiện cao (bao gồm cả phần thành mỏng) và có khả năng ứng dụng cho các hợp kim có độ bền nhiệt cao.
-Mở ra khả năng ứng dụng cho các vật liệu khuôn phi truyền thống và tạo hình các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao, chẳng hạn như thép dụng cụ là vật liệu rất khó tạo hình bằng các phương pháp tạo hình truyền thống.
-Tổ chức tế vi đồng nhất, mịn giúp tăng cường các tính chất cơ học.
-Khắc phục được hiện tượng co ngót khi đông đặc, cho phép tạo hình gần chính xác (near-net shape forming), giảm các bước gia công cơ tiếp theo. Vì vậy giảm giá thành và tiêu hao vật liệu.
-Chất lượng bề mặt tốt có thể mạ trực tiếp.
-Có thể làm sạch một phần hợp kim ngay trong quá trình tạo hình bằng cách ép bớt pha lỏng chứa tạp chất.
b) Nhược điểm chính của công nghệ như sau:
-Giá thành phôi đầu vào cao do có thêm nguyên công chuẩn bị tổ chức.
-Khó kiểm soát nhiệt độ và thiên tích pha lỏng trong quá trình tạo hình.
-Nhân sự đòi hỏi trình độ cao và kỹ năng cao hơn so với các công nghệ truyền thống.