Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thẩm định

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH gửi TIỀN tết KIỆM của dân cư vào NGÂN HÀNG (Trang 91 - 93)

6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3.2.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thẩm định

Thẩm định tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp là một quy trình thống nhất, kết hợp nhiều phƣơng pháp, nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để hoạt động có hiệu quả hơn thì cần có những thay đổi về hình thức quản lý và mô hình tổ chức cho phù hợp với từng thời điểm. Các phòng ban cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện thẩm định một khách hàng, việc tổ chức để các bộ phận có thể hoạt động một cách nhịp nhàng và hỗ trợ cho nhau tạo thành một thể thống nhất là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định tình hình tài chính khách hàng.

Các doanh nghiệp mà ngân hàng thẩm định có lĩnh vực khác nhau. Nên việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, năng lực của mỗi ngƣời, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhân viên nhằm đạt đƣợc hiệu quả trong công tác thẩm định. Tùy vào khả năng của mỗi CBTD, cần rà soát lại đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, phân công bố chí cán bộ theo năng lực, trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng cán bộ. Cán bộ

82

thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Trƣởng phòng tín dụng nên phân công cán bộ nào chịu trách nhiệm thẩm định, đánh giá khách hàng cá nhân, cán bộ nào chịu trách nhiệm đánh giá khách hàng doanh nghiệp. Hơn nữa, để chuyên môn hóa hoạt động phân tích, một hồ sơ vay vốn của khách hàng cần đƣợc ít nhất 3 cán bộ tín dụng phân tích, một cán bộ tín dụng thẩm định về pháp lý của khách hàng, một CBTD thẩm định về tình hình tài chính và phƣơng án vay, một CBTD phân tích về tài sản bảo đảm tiền vay. Việc chuyên môn hóa này giúp cho quá trình phân tích chính xác đầy đủ hơn vì cán bộ tín dụng chuyên làm một việc gì đó sẽ rất thành thạo và chuyên nghiệp, từ đó hạn chế những sai sót không đáng có. Đồng thời, nó cũng hạn chế đƣợc cán bộ tín dụng và doanh nghiệp có mối quan hệ bất thƣờng, CBTD không vì thành tích hoặc mối quan hệ cá nhân mà phân tích sai lệch về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng, tờ trình thẩm định nhờ vậy mà chính xác, khách quan hơn. Tuy nhiên, làm tốt việc này đôi khi lại làm mất thời gian của khách hàng gây phiền hà cho họ, bởi vì mỗi cán bộ tín dụng muốn hoàn thành công việc phân tích của mình phải gặp gỡ trao đổi để thu thập thông tin cần thiết. Để hạn chế khó khăn này, Ngân hàng có thể phân công cụ thể nhƣ sau: một cán bộ trực tiếp gặp gỡ nhận hồ sơ từ khách hàng, xem lƣớt qua bộ hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ này biết còn thiếu những hồ sơ, giấy tờ nào sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung ngay. Sau đó, cán bộ nhận hồ sơ sẽ bàn giao ngay toàn bộ hồ sơ lại cho các cán bộ tín dụng khác theo chức năng riêng của họ. Các cán bộ tiến hành thẩm định các nội dung pháp lý, phƣơng án, tài chính, tài sản bảo đảm và các nội dung khác có liên quan. Trong quá trình phân tích, cán bộ thẩm định cần bổ sung những thông tin nào sẽ liệt kê ra, cán bộ nhận hồ sơ sẽ tổng hợp tất cả những thông tin mà các cán bộ thẩm định yêu cầu để lập một bảng thông báo gởi khách hàng yêu cầu bổ sung.

Việc yêu cầu bổ sung thông tin của cán bộ thẩm định chỉ thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc từ khi nhận bàn giao hồ sơ từ cán bộ nhận hồ sơ. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cán bộ thẩm định với nhau và với cán bộ nhận hồ sơ sẽ

83

giúp cho quá trình phân tích tín dụng đƣợc diễn ra nhanh chóng, chính xác, hạn chế rủi ro tác nghiệp và rủi ro đạo đức từ phía cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH gửi TIỀN tết KIỆM của dân cư vào NGÂN HÀNG (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)