Thị trường lao động ra đời và phát triển là hiện tượng kinh tế xã hội bình thường trong nền kinh tế xã hội nước ta. Chính nhờ sự hoạt động này của thị trường lao động đã góp phần tích cực vào điều chỉnh quan hệ cung, cầu về lao động và giảm sức ép về việc làm ở nước ta. Tuy nhiên về cơ bản nó vẫn mang tính tự phát, chưa có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Vấn đề đặt ra ở tầm vĩ mô là Nhà nước phải có sự quản lý, kiểm soát thị trường lao động, tạo điều kiện cho nó phát triển và hướng vào mục tiêu giải phóng triệt để sức lao động, từ đó mà giải phóng tiềm năng toàn xã hội.
Việc quản lý, giám sát thị trường lao động là chức năng cơ bản của Nhà nước trong công tác quản lý lao động phù hợp với cơ chế thị trường. Nhưng Nhà nước không can thiệp một cách máy móc vào thị trường lao động theo kiểu hành chính quan liêu và bao cấp trước đây, mà phải bằng cơ chế , chính sách và pháp luật, đồng thời phải tạo điều kiện để thị trường lao động trở nên sôi động.
2.Giải pháp cụ thể
• Các địa phương căn cứ vào tình phát triển kinh tế-xã hội những năm còn lại của kế hoạch 5 năm để đánh giá tình giải quyết việc làm trong 2 năm 2004-2005 theo mục tiêu đề ra.
• Các sở lao động –thương binh và xã hội nắm chắc tình cung cầu lao động trên địa bàn ,trước hết là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và khả năng nguồn lực trên địa bàn để có chính sách và biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thu hút tạo việc làm mới .
• Khẩn trương rà soát nguồn lực thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm trong đó có nguồn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ,tăng cường quản
lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn giải quyết việc làm ,gắn các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội với chỉ tiêu giải quyết việc làm ,ổn định số lao động được thu hút vào làm việc qua các dự án đầu tư,nâng cao chất lượng giải quyết việc làm .
• Tập trung chỉ đạo xuất khẩu lao động theo các mô hình hiệu quả được bộ thống kê và khuyến khích thực hiện .Xây dựng cơ chế hỗ trợ hợp lý đối với cá nhân và tổ chức tham gia đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ,hỗ trợ người lao động vay vốn từ ngân hàng . • Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động ,gắn đào tạo với nhu cầu giải quyết việc làm ,cân đối hợp lý giữa đào tạo dài hạn với ngắn hạn ,giữa đào tạo tập trung tại các trường nghề với đào tạo tại cơ sở sản xuất ,kết hợp các mô hình đào tạo từ dạy nghề đến truyền nghề ,cân đối giữa các nghề đảm bảo không có tình trạng thiếu lao động do nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng,tạo chuyển biến mạnh trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ,thiêt bị dạy nghề cho các trường nghề tại địa phương .
• Sắp xếp chấn chỉnh hệ thống trung tâm gới thiệu việc làm .Tăng cường năng lực hoạt động phát triển thị trường lao động thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tư vấn ,giới thiệu và cung ứng lao động,giúp người lao động tăng cơ hội có việc làm .
• Tiép tục nghiên cứu ,bổ sung chính sách ,cơ chế ,tháo gỡ các rào cản nhằm khyến khích mọi nguồn lực,nhất là huy động nguồn nội lực trong dân cho đầu tư phát triển sản xuất ,dịch vụ tạo mở việc làm, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ,trước hết là trong nông nghiệp nông thôn .
• Thực hiện các chương trình sử dụng nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển của các tổng công ty nhà nước trong quá trình tham gia hội nhập;tiếp tục giải quyết tốt chính sách lao động dư dỗi
trong chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ;cải cách chính sách tiền lương ,mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội .Cần thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh té xã hội gắn với giải quyết việc làm .Đặc biệt chú trọng các chương trình quốc gia sau:
Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm các hoạt động đẩu mạnh đầu tư phát triển kinh tế trang trại ,kinh tế vườn đồi ,khai thác bãi bồi ,vùng ngập nước ,nuôi trồng thuỷ hải sản ,khai hoang,bố trí lại dân cư ,hõ trợ các làng nghề nhằm tạo mở việc làm
Chương trình phát triển nhằm khai thác các nguồn vốn đầu tư tập trung trong nước ,như phát triển khu công nghiẹp ,khu chế xuất ,phát triển doanh nghiệp vừa và nhở theo luật doang nghiệp trong các năm tới cần phát huy tiềm năng du lịch ,phát triển các dịch vụ tiêu dùng và sản xuất .
• Các tỉnh tâp trung chỉ đạo thực hiện các mô hình giải quyết việc làm cho lao động đặc thù như lao động mất việc làm do tốc độ đô thị hoá nhanh và lao động trong khu công nghiệp và chế xuất ở các tỉnh ,thành phố :Hà Nội,Hồ Chí Minh,Đà Nẵng,Đồng Nai,Bình Dương,Quảng Ninh ,Hải Phòng,vv...
• Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ,không để dự án chờ vốn hoặc vốn chờ dự án.Quan tâm hơn đến việc cho vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,các hộ nuôi trồng thuỷ sản ,sản xuất hàng hoá xuất khẩu ,các làng nghề ,các dự án,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu ao động tại địa phương .Các địa phương và các tổ chức đoàn thể được uỷ quyền quản lý ,sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm cần chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội duy trì hoạt động cho vay và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ,tránh để ách tắc nguồn vốn và dư nợ quá hạn cao.
• Khẩn trương xây dựng đề án thiết lập hệ thông tin thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin chính xác đầy đủ về cung cầu lao động, phục vụ kịp thời công tác quản lý lao động và giúp các doanh nghiệp, người lao dộng rút ngắn thời gian tuyển dụng,thời gian tìm việc
• Tổ chức tốt các hội chợ việc làm trong khuôn khổ hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm ,trước hết tập trung ở những địa phương có thị trường lao động phát triển .Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện quản lý ,nguồn đầu tư và trình độ của người lao động ,một mặt tạo mở nhiều chỗ làm việc mới,mặt khác tăng dần năng suất lao động và chất lượng chỗ làm việc .
KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm nâng cao chất lượng lao động là một biện pháp quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước kế hoạch giải quyết việc làm được đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để có được một xã hội đảm bảo công bằng văn minh thì mọi người phải có công ăn việc làm, dân giàu thì nước mới mạnh.
Đề tài này đã giúp em hiểu thêm về thực trạng lao động ở Việt Nam và việc xây dựng kế hoạch việc làm để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta có vị thế mới trên trường quốc tế là yêu cầu khách quan, là nguyện vọng bức thiết của nhân dân ta. Trong phạm vi đề tài này em đã có sự tìm hiểu và nghiên cứu tuy nhiên bài viết còn nhiều
hạn chế về lý luận, thực tiễn và phương pháp trình bày. Mong thầy cô cho em những đánh giá để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những bài viết lần sau.
Qua bài viết em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung đã giúp em hoàn thành đề án môn học kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội.
MỤC LỤC