CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Quản lý hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ
3.2.4. Quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu:
Nợ xấu, nợ quá hạn luôn là vấn đề được các Ngân hàng thương mại quan tâm bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng các khoản tín dụng. Chi nhánh Tây Đô đã thành lập Ban xử lý nợ xấu do Giám đốc làm Trưởng ban. Các thành viên trong ban xử lý nợ đã tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, bổ sung tài sản thế chấp cho khoản vay, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc bàn giao tài sản để Ngân hàng phát mại, tiến hành thu giữ và phát mại tài sản để thu hồi nợ… Tuy nhiên do khó khăn chung của nền kinh tế nên hoạt động của các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường bất động sản chưa thực sự hồi phục nên việc phát mại tài sản khó khăn. Một số khách hàng chi nhánh đã tiến hành
thu giữ tài sản đã chuyển trung tâm đấu giá để bán nhưng sau khi bán nợ cho VAMC chi nhánh không được ủy quyền xử lý tài sản bảo đảm (những khoản vay có giá trị trên 10 tỷ đồng) nên tiến độ bán tài sản cũng bị ảnh hưởng…vì thế nên kết quả xử lý thu hồi nợ xấu còn chậm.
Đến 31/12/2014, nợ xấu của chi nhánh là 139 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 20.38 % tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức giải quyết nợ xấu chủ yếu là bán nợ cho VAMC và xử lý rủi ro các khoản nợ liên quan đến bán nợ. Nợ xấu bán nợ và xử lý rủi ro bán nợ năm 2014: 275 tỷ đồng, trong đó:
+ Bán nợ cho VAMC: 134.8 tỷ đồng; + Xử lý rủi ro: 140.8 tỷ đồng
- Số tiền thu hồi nợ đã bán cho VAMC: 4.718 tỷ đồng; Dư nợ bán cho VAMC là 130.171 tỷ
- Số tiền thu nợ đã XLRR bán nợ năm 2014:1.609 tỷ đồng, số dư nợ XLRR bán nợ là 139 tỷ
Bảng 3.5. Danh sách khách hàng đã giảm nợ xấu do bán nợ và xử lý rủi ro tại Agribank chi nhánh Tây Đô năm 2014
Đơn vị: VNĐ STT Tên khách hàng Tổng dư nợ Trong đó
Giá bán nợ Xử lý rủi ro 01 Cty Toàn Thắng 43.463.000,000 38.281.985.059 5.181.014.941 02 Cty Hà Thái 23.081.922.157 18.745.661.078 4.336.261.079 03 Cty Nguyên Phát 39.164.295.000 14.948.999.999 24.215.295.001 04 Cty Phát Lâm Hội 41.993.500.000 9.358.850.000 32.634.650,000 05 An Hưng Phát 4.955.153.000 3,350,000,000 1,605,153.000 06 CTCPXD&DV
Khánh Hòa 31.490.000. 000 3,486,607,000 28,003,393,000 07 CTCP Thép Thái 7.847.816.000 3.504.612.745 4.343.203.255
Bình 08 Cty VTXDCT 35.293.119.828 11.439.999.999 23.853.119.829 09 Cty NNHH Hoang Long 4.950.000.000 3.325.000.000 1.625.000.000 10 Cty TM và DV Nông nghiệp 1.573.800.000 1.450.000.000 123.800.000 11 Cty May An Khánh 6.111.000.000 4.305.500.000 1.805.500.000 12 CTCP Thép Thăng Long 32.787.931.334 20.721.772.911 12.066.158.423 13 Nguyễn Thị Thanh 2.960.000.000 1.971.000.000 989.000.000 Tổng cộng 275.671.537.321 134.889.988.790 140.781.548.531
Nguồn: Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Đô năm 2014
Trong năm 2015, Chi nhánh Tây Đô tiếp tục xử lý nợ xấu theo hướng bán nợ và xử lý rủi ro, trong đó hình thức bán nợ cho VAMC đóng vai trò quan trọng.
Bảng 3.6. Tình hình xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Tây Đô Từ 1/1 đến 30/10/2015
Đơn vị: triệu đồng
STT PHÂN LOẠI NỢ THU NỢ THÁNG
10/2015 LÚY KẾ THU NỢ 10 THÁNG DƯ NỢ 30/10/2015 1 Nợ xấu 153 3.344 27.580 2 Nợ đã bán cho VAMC 0 3.318 174.674 3 Nợ đã xử lý rủi ro bán nợ 100 1.855 186.719 4 Nợ đã XLRR thông thường 1.018 1.030 29.105 Tổng cộng 1.271 9.547 418.078
Nguồn: Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Đô tháng 11 năm 2015
Có thể nói, tình trạng nợ xấu của Agribank chi nhánh Tây Đô là khá lớn, mặc dù trong 2 năm 2014-2015, Chi nhánh đã nỗ lực và có kết quả trong việc giảm nợ xấu, nhưng tỷ lệ vẫn cao so với yêu cầu. Hình thức xử lý nợ xấu mới tập trung bán cho VAMC.