Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đi vào thực hiện được 5 năm, quan hệ buôn bán giữa hai nước đã đạt được những bước
phát triển mới, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng gia tăng, tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 2.5: Kim ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Năm VN xuất sang Mỹ VN nhập từ Mỹ Tổng kim ngạch
1998 554 274 828 1999 608 291 899 2000 821 367 1188 2001 1053 460 1513 2002 2394 580 2974 2003 4554 1324 5878 2004 5275 1163 6438 2005 6500 1100 7600
( Nguồn: Vụ Châu Mỹ- Bộ Thương mại tháng 3/2006)
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng tới 6 lần, song cũng mới chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dệt may, thủy sản, giấy dép, đồ gỗ nội thất và nông lâm sản. Trong đó hàng dệt may đứng vị trí thứ 5 trong số 10 nước xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất vào thị trường Mỹ.
Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 60 – 70 tỷ USD hàng dệt may. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước Châu Á ( chiếm khoảng trên 50% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ ).[27,28] Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường chủ chốt của dệt may Việt Nam. Từ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam ngày 3/2/1994 các doanh nghệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này. Đặc biệt sau khi ký Hiệp định
Thương mại Việt – Mỹ, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này thực sự bắt đầu nở rộ. Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), chúng ta lần lượt xem xét và phân tích các mặt sau đây.