1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực
1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn nhân lực - Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất: công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên…), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ)… Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay, thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người là vì: Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó. Tiếp theo, ngay cả đối với MMTB hiện đại sau khi do con người làm ra, nếu không có sự điều khiển, kiểm tra của con người thì chúng chỉ là vật chất. Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động. Nguồn nhân lực - Trung tâm của sự phát triển
Xem xét yếu tố con người với tư cách là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội, UNESCO nêu “Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển”. Như vậy, động lực, mục tiêu của sự PT và tác động của sự PT tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Chính vì vậy sự PT của một quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội đều do con người và lấy con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững. Đó là lý do giải thích tại sao con người được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển.
1.1.3.2- Vai trò của NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Trong bối cảnh giao lưu, mở cửa đất nước hiện nay, Việt Nam có lợi thế của nước đi sau, thấy được những thành công và thất bại để rút ra những bài học cho chính mình. CNH, HĐH đất nước, về thực chất là quá trình thực hiện chiến lược phát triển con người. Thực ra, đây không phải là hai vấn đề song song hay tách biệt nhau mà là hai cách thể hiện của một nội dung thống nhất phát triển đất nước. Khởi đi từ quốc gia nông nghiệp lạc hậu, điểm xuất phát công nghiệp hóa, hiện đại hóa thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ khoa học và công nghệ lạc hậu, khả năng về vốn còn hạn chế. Do vậy, phải biết huy động và sử dụng có hiệu quả tất cả mọi nguồn lực mà một trong những nguồn lực lớn nhất, quyết định nhất là nguồn lực con người. Khi xác định nguồn lực con người là yếu tố quyết định quá trình CNH, HĐH đất nước, cần xem xét nguồn lực đó trên cả hai bình diện: Số lượng, chất lượng để có giải pháp xây dựng và khai thác hợp lý.
Trước yêu cầu CNH, HĐH đang đặt ra hiện nay là Việt Nam cần tăng trưởng NNL, tạo ra khả năng lao động mới cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực, sử dụng NNL nhằm đẩy mạnh, nhanh quá trình CNH, HĐH như mục tiêu Đại hội VIII đã khẳng định: "Nâng cao dân trí và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước."
1.1.3.3. Vai trò của nguồn nhân lực với phát triển khu công nghiệp
(1). Nhân lực góp phần phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ, tăng
năng suất lao động.
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta đang tranh thủ thời cơ, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài vào các KCN. Thông qua các dự án đầu tư đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tiếp thu kinh nghiệm quản lý điều hành tiên tiến... tiếp thu nhanh và ứng dụng được các thành tựu về khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, mục tiêu của họ là tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều, tỷ suất lợi nhuận ngày càng cao, muốn vậy phải áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ có khả năng cạnh tranh cao đối với các sản phẩm hàng hào cùng loại trong nước và trên thế giới. Nguồn nhân lực là yếu tố có vai trò quyết định trong việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất, tăng năng suất, là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư của các địa phưong, KCN.
(2) Nhân lực góp phần phát triển ngành công nghiệp hiện đại, có giá
trị gia tăng cao hiện đại hoá nền kinh tế.
Mục tiêu chung của Quốc gia cũng như của tỉnh Phú Thọ đều nhằm phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao góp phần hiện đại hoá nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong những giải pháp quan trọng là phát triển mạnh các KCN theo hướng bền vững để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, cập nhật được với tốc độ phát triển chung của thế giới.
Xu thế phát triển đó đã tác động và đặt ra cho yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Công nghệ hiện đại đòi hỏi thao tác của người lao động phải tuyệt
đối chính xác, phải được đào tạo phù hợp với trình độ công nghệ. Nói cách khác là có khả năng nắm bắt và áp dụng công nghệ mới, có khả năng cập nhật xử lý thông tin kịp thời đó chính là lực lượng lao động chất lượng cao, họ là