Giải pháp trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại chi nhánh viễn thông Vietel Lai Châu (Trang 80 - 91)

1.2.5 .Đánh giá và đãi ngộ nhân lực

3.4. Giải pháp trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ người lao động

* Đặt vấn đề

Lƣơng thƣởng là dùng để trả công cho ngƣời lao động tƣơng xứng với công sức mà họ bỏ ra. Công cụ lƣơng thƣởng trong tay ngƣời quản lý nhƣ “ con dao hai lƣỡi ”, nó có thể khuyến khích ngƣời lao động và cũng có thể làm trì trệ con ngƣời trong lao động tùy thuộc vào năng lực của ngƣời sử dụng lao động.

Nhƣ đã phân tích ở phần Chƣơng II, hiện nay Chi nhánh Viettel Lai Châu trả lƣơng và thƣởng theo năng suất lao động, tức là CBCNV chi nhánh Viettel Lai Châu đƣợc khoán doanh thu hàng tháng, hàng năm để làm căn cứ tính lƣơng chi trả; việc này đã làm cho ngƣời lao động làm việc có trách nhiệm hơn, nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả cao cho công việc. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt và phức tạp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển chính sách thích hợp lúc này là nhằm thu hút lao động giỏi tay nghề làm việc tại đơn vị mình, tránh chảy máu chất xám, đặc biệt làm việc tại tỉnh miền núi xa nhƣ Lai Châu. Muốn vậy doanh nghiệp phải xây dựng một cơ chế chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng hợp lý.

- Cần xây dựng chế độ lƣơng khoán sản phẩm đối với một số bộ phận đang hƣởng lƣơng chức danh không khoán nhƣ: Cộng tác viên Giải pháp CNTT, Cộng tác viên kinh doanh tuyển dụng vào tháng 11/2013. Hiện nay lực lƣợng này đang hƣởng mức lƣơng theo thời gian. Với hình thức trả lƣơng này công nhân viên chƣa thực sự làm việc gắn với năng suất và hiệu quả cao, làm việc còn mang tính chất phụ thuộc và ỷ lại nhau, mặc dù trong quá trình làm việc đã đƣợc cán bộ quản lý giao chỉ tiêu để thực hiện song mới chỉ dùng kết quả để đánh giá xếp loại A,B,C,D chƣa mang tính chất gắn lƣơng với kết quả công việc.

- Cần áp dụng cơ chế linh hoạt trong điều chỉnh đơn giá khoán doanh thu cho Chi nhánh Viettel tỉnh. Lý do đơn giá khoán xây dựng trên cơ sở doanh thu kế hoạch năm và căn cứ theo định mức lao động và năng suất lao động. Khi tăng quân số lao động lên cần điều chỉnh lại NSLĐ BQ/ngƣời để TLBQ/ngƣời đƣợc điều chỉnh đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động, tránh hiện tƣợng doanh thu của huyện có tăng trƣởng lƣơng lại thấp hơn của huyện

không có tăng trƣởng do huyện có tăng trƣởng quân số tăng, đóng góp vào doanh thu tăng thêm của chi nhánh nhƣng NSLĐ BQ/ngƣời lại giảm.

- Đề xuất Tổng Công ty bổ sung khoản phụ cấp Khu vực cho CBCNV lên làm việc tại địa bàn miền núi. Thực trạng là do việc xây dựng ra đơn giá khoán doanh thu cho Chi nhánh Viettel Lai Châu để tính ra quỹ lƣơng khoán hiện tại chƣa tính đến các yếu tố khó khăn của thị trƣờng vùng miền.

Đó là: Tỉnh Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới vùng Tây Bắc của cả nƣớc, địa bàn rộng, đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là ngƣời dân tộc chiếm 87,2%; số xã nghèo thuộc chƣơng trình 30a của Chính phủ chiếm 90% số xã của tỉnh. Kinh tế của tỉnh chủ yếu từ Nông nghiệp, lâm nghiệp, không có các khu công nghiệp, khu chế xuất….. Điều kiện sinh hoạt tại địa bàn đắt đỏ, Nhà nƣớc đã áp dụng phụ cấp khu vực miền núi cho mọi cán bộ công nhân viên lên làm việc tại các cơ quan, ban ngành của tỉnh Lai Châu từ năm chia tách tỉnh 2004, song trong đơn giá giao khoán của Tổng Công ty cho tỉnh chƣa tính khoản phụ cấp khu vực này vào đơn giá. Địa bàn di chuyển của tỉnh rộng, khoảng cách xa, khoản phụ cấp xăng xe so sánh giữa đồng bằng là 540.000đ với tỉnh miền núi 600.000đ là không hợp lý. Do khoảng cách di chuyển tại địa bàn miền núi xa và khó khăn hơn rất nhiều. Do vậy Tổng Công ty cần xem xét bổ sung khoản Phụ cấp phụ cấp khu vực cho CBCNV hàng tháng. Đồng thời xem xét điều chỉnh nâng khoản phụ cấp xăng xe cho địa bàn miền núi.

-Đề xuất hỗ trợ khoản phụ cấp sinh hoạt phí cho CBCNV đang làm việc tại tỉnh Lai Châu, nhằm thu hút CBCNV lên Lai Châu làm việc yên tâm công tác. Hiện trong Tổng Công ty Viễn thông Viettel, CBCNV có quyết định điều động lên làm việc tại Chi nhánh Viettel Lai Châu đều đƣợc hƣởng bổ sung thêm 2 khoản phụ cấp khác ngoài lƣơng khoán hàng tháng đó là Phụ cấp luân chuyển và Phụ cấp sinh hoạt phí.

+ Phụ cấp luân chuyển chỉ áp dụng cho CBCNV có quyết định điều động luân chuyển đi làm việc tại các Chi nhánh Viễn thông Viettel tỉnh có khoảng cách >100km tính từ nhà CBCNV.

+ Phụ cấp sinh hoạt áp dụng cho CBCNV đƣợc đi luân chuyển nhằm bù đắp chênh lệch thu nhập giữa tỉnh trƣớc khi chuyển và tỉnh sau khi luân chuyển. Đây là khoản hỗ trợ cho CBCNV luân chuyển lên làm việc nhằm thu hút ngƣời đƣợc điều động lên làm việc thời gian tối đa là 3 năm, trong khi đó các CBCNV đang làm việc tại tỉnh, có thời gian gắn bó tại tỉnh thì chƣa đƣợc hƣởng phụ cấp sinh hoạt phí này.

 Để ổn định lực lƣợng, thu hút ngƣời lao động có trình độ tay nghề dƣới đồng bằng lên Lai Châu làm việc, tạo tâm lý cho CBCNV yên tâm công tác Tổng Công ty cần xem xét và có cơ chế chính sách bổ sung khoản phụ cấp sinh hoạt này cho những lao động đang làm việc tại tỉnh, mức chế độ phụ cấp sinh hoạt nhƣ các cán bộ công nhân viên đƣợc luân chuyển lên làm việc.

Bên cạnh việc thực hiện khen thƣởng thƣờng kỳ, Chi nhánh Viettel Lai Châu cần tăng cƣờng chế độ khen thƣởng, động viên kịp thời đối với tập thể và cá nhân có thành tích cao trong công tác sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh. Đây là nguồn động lực tinh thần kịp thời đối với CBCNV.

KẾT LUẬN

Trong cơ chế quản lý hiện nay, quản lý nhân lực có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Bởi nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì có thể đi vay nhƣng nếu doanh nghiệp thiếu cán bộ lãnh đạo giỏi và đội ngũ lao động lành nghề thì dù doanh nghiệp có nhiều vốn đến đâu cũng đƣa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Quản lý nhân lực không chỉ dừng lại ở việc xây dựng bộ máy lao động hợp lý mà còn xây dựng những biện pháp tăng cƣờng và phát triển công tác này. Đây là một vấn đề lớn hiện nay đang đƣợc đặt ra bức xúc hơn bao giờ hết, là một trong những chức năng cần đƣợc đổi mới và cải tiến kịp thời để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý trong việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ kích thích động lực và sử dụng nhân lực sẽ kích thích ngƣời lao động làm việc nhiệt tình, nâng cao năng suất lao động, giảm tối thiểu những chi phí quản lý, đảm bảo tiến hành sản xuất điều hành đem lại hiệu quả cao.

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhân lực của Chi nhánh Viettel Lai Châu ta đã thấy rõ tăng cƣờng và phát triển quản lý nhân lực là nhiệm vụ cần thiết của Chi nhánh hiện nay. Nhƣng việc đáp ứng tất cả các nhu cầu đối với hàng trăm cán bộ công nhân viên ở mức độ cao thì chƣa thể thực hiện ngay đƣợc. Do đó hạn chế trong quản lý nhân lực là điều không thể tránh khỏi mà việc giải quyết vẫn là vấn đề nan giải cần Ban Giám đốc và phòng ban chức năng quan tâm giải quyết hơn nữa.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, dựa trên những cơ sở lý luận đã đƣợc học tại trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội em đã cố gắng nghiên cứu phân tích, tổng hợp một số nội dung của công tác quản lý nhân lực tại Chi nhánh Viettel Lai Châu – Tập đoàn Viễn thông Quân đội để tìm ra những thành công cũng nhƣ những hạn chế trong công tác này, trên cơ

sở đó để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực ở Chi nhánh. Tuy nhiên, do thời gian, năng lực nghiên cứu còn hạn chế hơn nữa đây là một vấn đề lớn trong công tác quản lý nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn học viên.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và cán bộ các phòng ban, trung tâm Viettel huyện của Chi nhánh Viettel Lai Châu, đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu cho em trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt Thầy giáo: TS Nguyễn Viết Thành – Khoa Kinh tế phát triển đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duarte, Carolina m.fl. (2006), Thách thức của Enezula: Một phân tích SWOT. Đánh giá khả năng cạnh tranh, Tạp chí Kinh doanh Quốc tế , quyển số 16, số 3&4 s. 233-247

2. Helms, Marilyn M. & Nixon, Judy (2010). Khám phá phân tích SWOT - giờ chúng ta đang ở đâu ? Một đánh giá nghiên cứu học thuật từ thập kỷ trước, Tạp chí Chiến lƣợc và Quản lý, quyển số 3, số 3 2010, 215-251

3. Lê Anh Cƣờng & Nguyễn Thị Lệ Huyền, (2005), Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

4. Nguyễn Thị Thanh Giang (2011), Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty bưu chính Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh

doanh và quản lý, Học Viện công nghệ Bƣu chính Viễn thông

5. Trƣơng Trọng Hiếu (2009), Cải tiến công tác quản trị nguồn nhân lực ở Trung tâm dịch vụ viễn thông, khu vực I, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh

doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế

6. Dƣơng Đại Lâm (2012), Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Viễn

thông Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Học Viện công nghệ Bƣu chính Viễn thông

7. Bùi Xuân Phong & cộng sự (2002), Quản trị nguồn nhân lực trong doanh

nghiệp Bưu chính viễn thông, NXB Bƣu Điện, Hà Nội

8. Nguyễn Ngọc Quân & Nguyễn Văn Điểm (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực ( tái bản lần 2, có chỉnh sửa bổ sung), Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân

9. Trần Thị Thu &Vũ Hoàng Ngân (2012), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, (2012), NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

10.Tập thể tác giả bộ môn Quản lý kinh tế (2012), tài liệu môn học Những nội

dung cơ bản của quản lý công, MPPM UPPSALA Chƣơng trình Thạc sĩ

quản lý công, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Kienthuctaichinh, Ma trận SWOT nguồn gốc và ý nghĩa, bài đăng trên

website vnretail.com.vn, xem ngày 11/02/2014

(http://vnretail.com.vn/m-application/id-21/ma-tran-swot-nguon-goc-va-y- nghia%20.html) 12.Các website: http://www.quantrinhansu.com.vn/ http://ueb.vnu.edu.vn/

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thông tin chung về chi nhánh

Theo Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0100109106-057 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu cấp lại ngày 03/04/2014.

Tên đơn vị: Chi nhánh Vietel Lai Châu, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Địa chỉ: Số 317, đƣờng Trần Phú, Phƣờng Tân Phong, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Phụ lục 2: Sơ đồ mô hình tổ chức Chi nhánh Viettel Lai Châu

Phụ lục 3: Cơ cấu bộ máy của Chi nhánh Viettel Lai Châu

Mô hình tổ chức Chi nhánh( CN) Viettel Lai Châu đƣợc tổ chức theo mô hình 2 lớp gồm lớp tỉnh và lớp huyện. Quản lý chung 2 lớp là Ban Giám đốc chi nhánh tỉnh.

* Ban giám đốc Chi Nhánh gồm 4 đồng chí:

Giám đốc chi nhánh : Đ/c: Nguyễn Hữu Quang

Phó giám đốc CĐBR: Đ/c Thƣợng Tá: Nguyễn Bình Hòa Phó giám đốc kinh doanh: Đ/c Đỗ Quang Hƣng

Phó giám đốc kỹ thuật : Đ/c Phùng Đức Toàn

* Lớp tỉnh đƣợc tổ chức chia thành 4 khối chuyên biệt a/ Khối Quản lý hỗ trợ gồm 4 phòng và 1 Ban:

Phòng Kế hoạch Phòng Tổng hợp Phòng Tài chính

Phòng Chăm sóc khách hàng. Ban Đầu tƣ

* Khối kinh doanh gồm:

Phòng Kinh doanh di động

Phòng Kinh doanh Giải pháp CNTT

* Khối kĩ thuật gồm:

Phòng Kỹ thuật Ban Hạ tầng

* Lớp các Trung tâm Viettel huyện/thành phố: Tổ chức gồm:

- Giám đốc/phó Giám đốc trung tâm Viettel huyện.

- Bộ phận cửa hàng Viettel huyện gồm: Cửa hàng trƣởng và NVGD - Nhân viên kế toán

- Nhân viên quản lý vật tƣ hàng hóa - Nhân viên kinh doanh huyện

- Công nhân kỹ thuật và Công nhân kỹ thuật Cố định băng rộng - Cộng tác viên các loại: CTV BH, CTV Máy nổ, CTV SV, CTVBHLĐ,…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại chi nhánh viễn thông Vietel Lai Châu (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)