CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
3.4 Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên do giới hạn của một tiểu luận tốt nghiệp và hạn chế về kinh nghiệm, thời gian… Tác giả nhận thấy còn một số vấn đề đặt ra có thể tiếp tục nghiên cứu như sau:
- Xây dựng thang chuẩn đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, thương hiệu, … để có cơ sở thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
- Nghiên cứu các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội: Đây cũng là nội dung tương đối cấp thiết và có ý nghĩa lớn trong việc quản lý và điều hành kinh tế, xã hội.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
- Nghiên cứu vai trò của lãnh đạo trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, CSR ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giá trị của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức kinh doanh hay trách nhiệm xã hội là một vấn đề mới. Việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về CSR. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc chung mang tính toàn cầu để tồn tại và phát triển.
Một số doanh nghiệp ở Việt Nam đã thực hiện thành công CSR như: Honda Việt Nam, Vinamilk… là những gương tiêu biểu, và là mô hình cho các doanh đã và đang từng bước thực hiện CSR. Đi đôi với các doanh nghiệp thì nhà nước cũng phải có những chính sách và biện pháp tích cực nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn trong việc thực hiện CSR. Và trong thời kỳ hội nhập, một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là trách nhiệm xã hội.
Đạo đức kinh doanh nói chung, CSR nói riêng là những phạm trù phức tạp, để hiểu và thực hiện được CSR cần một khoảng thời gian không ngắn và phải có những bước đi phù hợp. Để các doanh nghiệp nâng cao ý thức về CSR, áp dụng thực hiện đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ trong đó có sự phối hợp của các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành, các tổ chức hiệp hội và cả những người dân. Có như vậy, CSR mới được cải thiện và sẽ phát huy tác dụng góp phần tạo dựng chỗ đứng cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay tại thị trường trong nước và trên thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
Để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là thách thức rất lớn, vì nó đòi hỏi một kế hoạch chu đáo, sự tận tâm để đánh giá đúng lợi ích tiềm năng đích thực, xây xựng niềm tin , triển khai các hoạt động nội bộ doanh nghiệp và các hoạt động bên ngoài xã hội. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động CSR không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đơn thuần, khổng hẳn là những hoạt động PR, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường. Vấn đề trách nhiệm xã hội đòi hỏi tính tập trung cao, hoạt động liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội.
Hãy xem CSR như là lợi ích của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quý giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội, giảm thiêu rủi ro trong kinh doanh và nâng tầm cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tất cả yếu tố này nhằm đảm bảo phát triển kinh doanh một cách bền vững và lâu dài.
Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh. Ngày nay, nhiều tập đoàn và các doanh nghiệp đặt tiêu chí xây dựng CSR là trọng tâm trong tổng thể chiến lược kinh doanh nhằm thức đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề và thách thức trong quá trình kinh doanh và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đặng Đình Cung, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, 2009.
2. Nguyễn Đình Cung (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với
CSR ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Tr. 22-26.
3. Nguyễn Hữu Dũng, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam”, 2007.
4. Nguyễn Ngọc Thắng(2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Kinh tế và kinh doanh 26, Tr. 232-238.
5. Phạm Văn Đức (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt
Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí Triết học, Tr. 13-
16.
6. Tiến Vương, “Phát triển sản xuất - kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội”, 2008.
7. “Viettel: Triết lý kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội”, 2010. 8. “Viettel thực hiện nghiêm túc công tác thu chi BHXH”, 2011. 9. “Năm 2010: Năm thứ 6 liên tiếp Viettel tăng trưởng cao”, 2011. Tiếng Anh
10. Carroll, A.B (1999), “Corporate Social Responsibility”, Business and Society, 38(3), pp. 268-295.
11. Friedman Milton (1970), “The social responsibility of business is to
increase its profits”, The New York Times Magazine, Sep 13, 1970.
12. McBarnet Doreen, Voiculescu Aurora, Campbell Tom Ed. (2007),
The New Corporate Social Accountability: Corporate Social Responsibility and the Law, Cambridge University Press, the UK.
Website:
13. http://www.baomoi.com
14. http://www.vietnamforumcsr.net 15. http://www.viettel.com.vn/