Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí thu bảo hiểm xã hội tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan. Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp.

2.3.2. Phương pháp quan sát

Phƣơng pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về thực tế công tác quản lý thu tại BHXH huyện Phú Bình, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa bộ phận chuyên trách công tác thu với kế toán hoặc những ngƣời phụ trách công tác lao động - tiền lƣơng tại đơn vị.

- Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong hệ thống BHXH là những quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu quản lý. Ví dụ nhƣ quy định về thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu.

Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt động của cơ quan BHXH để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu, ảnh hƣởng đến hiệu quả thu BHXH, đƣa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý trong công tác quản lý thu.

2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thông tin, tài liệu và số liệu đƣợc thu thập, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ƣu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Tiến hành lập bảng biểu đối với các thông tin số liệu.

2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

* Phương pháp phân tổ thống kê

Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chƣa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện đƣợc tính chất nội dung nghiên cứu. Tác giả tổng hợp và xử lý thông tin theo Phƣơng pháp phân tổ thống kê:

+ Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

có đƣợc giúp khái quát đặc trƣng của tổng thể; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng;

+ Phân tổ đƣợc gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.

+ Đề tài lựa chọn phƣơng pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tƣợng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phƣơng pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng lao động thay đổi qua các năm.

* Phương pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hƣớng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đƣợc lƣợng hóa có cùng nội dung tính chất nhƣ nhau.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hoá cùng nội dung và tính chất tƣơng tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có đƣợc những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp dự báo

Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn huyện, khả năng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức của các doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả sử dụng phƣơng pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hƣớng phát triển về quy mô để khai thác nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình những năm tiếp theo.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí thu bảo hiểm xã hội tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)