Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Tổ quốc; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; có 277,5 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và một phần tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
Về đơn vị hành chính có 10 huyện và một thành phố với 195 xã, phường và thị trấn. Địa hình phức tạp, hiểm trở, nhiều núi cao, vực sâu, độ dốc lớn, diện tích đất sản xuất rất ít, canh tác hết sức khó khăn, chia cắt thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Vùng cao núi đá phía Bắc chủ yếu sản xuất canh tác trên nương hốc đá, quanh năm thiếu nước sinh hoạt và sản xuất (gồm 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ) đã được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu; Vùng cao núi đất phía Tây chủ yếu sản xuất, canh tác trên nền ruộng nương bậc thang (gồm 2 huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì) và Vùng núi thấp (gồm các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và Thành phố Hà Giang).
Với đặc điểm địa lý - tự nhiên của Hà Giang như đã nêu trên đã tạo điều kiện cho Hà Giang có thể phát huy các thế mạnh sản xuất các sản phẩm hàng hóa đặc sản vùng mang đậm tính tự nhiên riêng có như chè san tuyết, cam, quýt, gia súc (bò, dê); phát triển kinh tế thông qua du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và kinh tế biên mậu, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người dân, theo đó, tỷ lệ nghèo đã và sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, đây cũng là những cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang; do bị chia cắt, cơ sở hạ tầng kèm phát triển, giao thông đi lại rất khó khăn, dẫn đến việc giao lưu kinh tế xã hội bị hạn chế, rất khó thu hút được các nhà đầu tư, người dân khó tiếp cận được với các dịch vụ xã hội, sản xuất chủ yếu là 1 vụ phụ thuộc vào thiên nhiên là chính, mang nặng tính tự cấp tự túc, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân, tỷ lệ hộ nghèo cao, giảm nghèo thiếu tính bền vững.