PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hải dương (Trang 54)

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

2.1.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn

2.1.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử

Để thực hiện nội dung trên luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các quan điểm, đường lối của Đảng CSVN về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là phương pháp luận đặc trưng trong các công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học xã hội, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương, để từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy việc giải quyết việc làm từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Muốn vậy phải có những đánh giá trung thực, khách quan về quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương và từ việc đầu tư ấy đã giải quyết việc làm như thế nào cho người lao động trong tỉnh và các tỉnh khác cũng như những yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh. Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, toàn bộ luận văn đã tuân thủ yêu cầu của phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, đồng thời cũng tuân thủ đúng với chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các quyết sách của tỉnh Hải Dương.

2.1.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học gắn liền với phương pháp lịch sử - cụ thể

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những

hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện những vấn đề lý luận chưa phản ánh đúng thực tiễn vì vậy mà luận văn sử dụng phương trừu tượng hóa khoa học để đề cập đến các vấn đề mang tính bản chất của FDI và bản chất của việc giải quyết việc làm.

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học gắn liền với phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử bởi trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, các quốc gia khác nhau, vấn đề giải quyết lao động thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rất khác nhau không thể áp dụng máy móc theo một quốc gia nào, hay một tỉnh thành nào. Luận văn vận dụng một cách phù hợp việc giải quyết việc làm thông qua FDI tại tỉnh Hải Dương.

2.1.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích, tổng hợp: luận văn sử dụng phương pháp này

trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình, trước hết là để phân tích rõ những vấn đề lý luận về FDI và vấn đề việc làm. Trong đó các khái niệm về FDI, nội dung của FDI cũng như các khái niệm về việc làm và nội dung của vấn đề việc làm được luận văn trình bày cụ thể, rõ ràng. Cùng với đó là sự phân tích tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và sự tác động của FDI đến vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương. Phân tích thực trạng tác động của FDI đến vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay nhằm đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu để thu hút hơn nữa FDI vào Hải Dương và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này nhất là đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của việc thu hút nguồn vốn ở tỉnh Hải Dương trong xu thế phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

2.1.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu điển hình của từng chƣơng

2.1.2.1. Phương pháp sử dụng trong chương 1

Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Trong chương 1, luận văn sử dụng

chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Dựa trên những nguồn tài liệu trước đó là bộ “Tư bản” , luật lao động, sách nghiên cứu về FDI, về việc làm,… để đưa ra những vấn đề có tính lý luận, khoa học là cơ sở để hoàn thành luận văn. Đây chính là phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất trong phần chương 1 của luận văn, vì nó dựa trên những kết luận khoa học của các nhà nghiên cứu trước đó. Từ đó luận văn đưa ra được các vấn đề lý luận về FDI và giải quyết việc làm, đây cũng chính là cơ sở để giải quyết thực trạng của vấn đề trong phần chương 3. Từ việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận thông qua việc nghiên cứu tài liệu mà người nghiên cứu đi đúng hướng để đưa ra được thực trạng của vấn đề trong chương 3.Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm thông qua FDI.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

Chính vì vậy, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm để từ đó:

Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề việc làm thong qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nghiên cứu con đường đi có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề việc làm của tỉnh Hải Dương.

Tổng kết sáng kiến, tìm nguyên nhân thất bại của tỉnh Hải Dương khi giải quyết vấn đề việc làm thong qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nghiên cứu hoặc tự hệ thống lại thành tích phấn đấu tỉnh Hải Dương trong quá trình khắc phục và giải quyết các vấn đề việc làm đối với người lao động.

2.1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong chương 3

Nhiệm vụ của chương 3 là đưa ra thực trạng của việc giải quyết việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2014 thì FDI đã tạo ra bao nhiêu việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh, đưa ra những mặt mạnh yếu của vấn đề. Vì vậy luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp chủ yếu:

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Nhằm làm rõ nội dung thực

trạng giải quyết việc làm từ FDI ở tỉnh Hải Dương. Thu thập những thông tin liên quan đến nhiệm vụ của đề tài, từ đó xử lý thông tin để đưa ra những đánh giá, nhận xét về vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp như niêm giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh đã giải quyết được bao nhiêu việc làm hàng năm và đem lại những lợi ích gì cho người lao động. Từ đó đưa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất ra các nhóm giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết việc làm thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Phương pháp so sánh: Trên cơ sơ các thông tin thu thập được kết hợp

với quá trình phân tích thông tin, luận văn so sánh việc thu hút nguồn FDI trong tỉnh đối với các địa phương khác để rút ra kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm cho địa phương. Nhất là vấn đề sử dụng nguồn vốn FDI sao cho hiệu quả trong việc giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương, so sánh giữa hiệu quả của việc đầu tư trực tiếp đã giải quyết việc làm như thế nào thông qua đầu tư trong nước. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh.

2.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4

Đối với chương 4 luận văn tập chung chủ yếu tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết việc làm tốt hơn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy phương pháp chủ yếu phục vụ cho chương này là phương pháp so sánh,

phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp kinh nghiệm. Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quyết sách của địa phương luận văn đã phân tích và dựa trên thực trạng ở phần chương 3 luận văn đã tìm ra những giải pháp chung trong việc giải quyết việc làm cho người lao động thông qua việc đầu tư trực tiếp nước nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Luận văn cũng dựa trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương vào giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh và vận dụng vào những điều kiện cụ thể của tỉnh Hải Dương để đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết việc làm sao cho có hiệu quả tốt nhất từ đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Việc lựa chọn thời gian và địa điểm nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn tới toàn bộ kết quả của luận văn. Luận văn tập chung chủ yếu nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương.

Thời gian nghiên cứu có giá trị rất lớn trong quá trình đánh giá quá trình giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Luận văn tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ năm 2005 tới nay nhằm đánh giá tình hình giải quyết việc làm tại thời điểm hiện tại, và đề xuất những phương hướng cho tương lai.

2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng để nghiên cứu

Nguồn số liệu sẽ được sử dụng: Số liệu của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, Ban Quản lý các khu công nghiệp Hải Dương, Tổng Cục Thống kê Hải Dương…Bên cạnh những số liệu này, nguồn thông tin từ internet cũng được khai thác chọn lọc để đưa ra những số liệu cập nhật và chính xác nhất.

Sau khi thu thập các thông tin từ các nguồn, để đưa ra được kết quả thông qua các thời kỳ đồng thời có sự so sánh cần sử dụng công cụ Microsoft Excel để sắp xếp các số liệu và đưa ra bảng số liệu, biểu đồ thông qua các thời điểm khác nhau.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được xác lập, luận văn đã xây dựng được một hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận vấn đề dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học của kinh tế học, xã hội học.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH HẢI

DƢƠNG

3.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dƣơng 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và Hải Phòng. Trên địa bàn, nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua, với chất lượng đường tốt như đường 5, đường 18, đường 183, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Thành phố Hải Dương - Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục quốc lộ số 5, cách Hải Phòng 45km về phía Đông và cách Thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây. Phía bắc của tỉnh có hơn 20 km quốc lộ số 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy đi qua Hải Dương là cầu nối giữa Thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển.

Quốc lộ cao tốc tuyến Hà Nội – Hải Phòng đường 5B đang đi vào hoạt động là một mắt xích quan trọng trong giao thông liên lạc lối liền Hà Nội, Hải Dương,Hưng Yên, Hải Phòng.

Toàn tỉnh Hải Dương được chia ra làm hai vùng chính: Vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã của huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp. Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3-4m, đất đai bằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Với địa hình này, Hải

Dương có khả năng phát triển mạnh và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp.

Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1661km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,15%; đất lâm nghiệp chiếm 5,48%; đất chuyên dùng 17%; đất ở 6,87%; đất chưa sử dụng 7,47%.

Đất đồng bằng chiếm khoảng 89% đất tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thuận tiện cho việc sản xuất nhiều loại cây trồng có năng xuất cao. Trên một số diện tích đất đai thuộc các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành... đã trồng luân canh được 3 - 4 vụ trong 1 năm, do vậy, nâng hệ số quay vòng đất của tỉnh từ 2,4 lần hiện nay lên 2,7 - 2,8 lần trong các năm tới là hướng khai thác có hiệu quả nguồn đất đang sử dụng.

Đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên, nằm gọn ở phía Đông Bắc thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn nhóm đất này nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng, nghèo nàn, độ phì thấp, chủ yếu phù hợp trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè...

Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa trong tỉnh cũng như giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng.

Tài nguyên khoáng sản: không nhiều nhưng có một số loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp như đá vôi (trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đủ để sản xuất 4 - 5 triệu tấn xi măng/1 năm ); cao lanh (40 vạn tấn); sét chịu lửa (khoảng 8 triệu tấn)... Ngoài ra, tỉnh còn có tiềm năng về than đá, than bùn, đất sét, bô xít, thủy ngân và nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất vật liệu xây dựng. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, tài nguyên không giàu nhưng cũng chưa quản lý, khai thác tốt, nhất là than, cát và đá.

Tài nguyên phục vụ du lịch trên địa bàn khá phong phú, nhất là trên hai huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh là Chí Linh và Kinh Môn.

Chí Linh núi đồi trùng điệp có độ cao trung bình không quá 400m, rừng cây xanh tốt, cảnh quan đẹp, có nhiều hồ nước tự nhiên, có nhiều di tích, di chỉ văn hoá: Khu danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân, là địa danh thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, tham quan di tích lịch sử; Khu du lịch danh thắng Côn Sơn, là nơi cảnh đẹp thiên nhiên - tâm linh gắn liền với cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hải dương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)