đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm nói riêng
Trong giai đoạn 2006 -2013, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể xã hội, của cộng đồng và của mỗi gia đình nên công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đã đạt được thành tựu đáng khích lệ. Cụ thể:
Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bình đẳng giới, như: Chương trình hành động số 16/Ctr-TU ngày 04/2/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
UBND tỉnh ban hành: Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 về triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới, Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 05/7/2011 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2015; và hàng năm, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm, các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành thị hàng năm luôn có sự phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bảo đảm việc làm, chỉ tiêu tuyển dụng lao động nữ, xác định rõ chỉ tiêu nữ trong cơ cấu dạy nghề. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầy đủ chính sách đối với lao động nữ. Thực hiện công tác lồng ghép giới trong chương trình quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có tách biệt theo giới tính.
Sở Kế hoạch - Đầu tư và các đơn vị liên quan: Nghiên cứu triển khai các biện pháp phát triển chủ doanh nghiệp nữ. Mở rộng hoạt động cung cấp thông tin,
tư vấn doanh nghiệp, tác động về chính sách đối với doanh nghiệp do nữ làm chủ. Mở các lớp bồi dưõng kỹ năng nghiệp vụ, luật pháp, kiến thức thị trường, cạnh tranh...riêng cho nữ có khả năng trở thành quản lý, chủ doanh ngiệp và nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ; tách biệt theo giới tính, độ tuổi, trình độ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh...để xây dựng cơ sở dữ liệu.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành nghiên cứu tình hình lao động nữ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và triển khai chỉ đạo các biện pháp cần thiết như xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp cho lao động nữ vào những lúc nông nhàn, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn, nhằm khắc phục tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ nông thôn.
Các ngành chức năng có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tăng cường đào tạo nghề và khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế cho phụ nữ. Nghiên cứu triển khai các biện pháp thiết thực nhằm tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nữ. Có giải pháp thu hút và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các loại hình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, hợp tác xã, câu lạc bộ nhằm tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho lao động nữ.
Trong giai đoạn 2005-2010,với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc thực hiện các chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm đã và đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành từ tỉnh xuống tận đơn vị cơ sở và đã đạt được nhiều thành tựu.