Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn

Châu, tỉnh Nghệ An

3.3.1. Những kết quả đạt được

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn vừa qua phát triển đúng hướng, theo hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp- xây dựng tăng nhưng chưa nhiều.

Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2015-2018

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2015 Năm 2016 Năm

2017

Năm 2018 Giá trị tăng thêm

(giá Hiện hành) Tr. đồng 5,511,417 5,679,090 6,480,493 7,122,577 a Nông, lâm, thuỷ sản ,, 1,867,419 1,900,249 2,037,126 2,131,753

a1 - Nông nghiệp 1,495,190 1,562,992 1,551,509 1,617,528

a2 - Lâm nghiệp 17,541 22,897 20,310 20,985

a3 - Thủy sản 354,688 314,360 465,307 493,240

b Công nghiệp, xây dựng ,, 1,304,319 1,457,860 1,730,409 1,944,366

b1 - Công nghiệp 403,708 480,604 560,929 624,558

b2 - Xây dựng 904,921 973,243 1,166,396 1,317,353

c Dịch vụ ,, 2,339,679 2,320,981 2,712,958 3,046,458

Cơ cấu ngành kinh tế theo giá trị tăng thêm (giá Hiện hành)

% 100 100 100 100

a - Nông, lâm, thuỷ sản ,, 33.88 33.46 31.43 29.93

b - Công nghiệp, xây dựng ,, 23.67 25.67 26.70 27.30

c - Dịch vụ ,, 42.45 40.87 41.86 42.77

Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Hoạch và Chi cục Thống kê huyện Diễn Châu

Nhìn vào bảng 3.1 chúng ta thấy:

- Tỷ trọng ngành nông, lâm thuỷ sản: năm 2015 là 33.88%, năm 2017 giảm còn 31,43%, đến năm 2018 giảm còn 29,93%.

- Công nghiệp - xây dựng liên tục tăng: năm 2015 là 23,67%; năm 2017 tăng lên 26,7%, đến năm 2018 tăng lên 27,3%.

- Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành: năm 2015 chiếm 42,45%; năm 2017 tăng lên 41,86%, đến năm 2018 tăng lên 42,77%.

Tiềm năng về dịch vụ, thương mại được đánh giá cao, nhờ những lợi thế vốn có về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của vùng mà huyện Diễn Châu có cơ cấu kinh tế theo xu hướng tích cực, tiến bộ. Ngoài ra, có được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực như trên là do những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Diễn Châu đã vận dụng triệt để và kịp thời các xu hướng vào quá trình thực tế phát triển của địa phương.

Giai đoạn 2015 -2018, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi, có nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung, huyện Diễn Châu nói riêng.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng của các ngành kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng thu nhập Tr. đồng 5,511,417 5,679,090 6,480,493 7,122,577 Nông, lâm, thuỷ sản ,, 1,867,419 1,900,249 2,037,126 2,131,753 Công nghiệp, xây dựng ,, 1,304,319 1,457,860 1,730,409 1,944,366 Dịch vụ ,, 2,339,679 2,320,981 2,712,958 3,046,458

Tốc độ tăng trƣởng %

Nông, lâm, thuỷ sản ,, 1,86 1,76 7,2 4,65

Công nghiệp, xây dựng ,, 13,52 11,77 18,7 12,36

Dịch vụ ,, 10,89 - 16,89 12,29

Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Hoạch và Chi cục Thống kê huyện Diễn Châu

Bảng 3.2, trong những năm qua, kinh tế huyện Diễn Châu đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt có thể thấy vị trí, vai trò quan trọng của ngành dịch vụ do chiếm tỷ trọng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chỉ đứng thứ hai sau tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng mặc dù thấp hơn

tỷ trọng ngành nông nghiệp và tỷ trọng ngành Dịch vụ - thương mại, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành còn lại. Điều đó cho thấy, ngành công nghiệp – xây dựng có những lợi thế phát triển nhất định trong 3 ngành, đóng vai trò nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Riêng ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 3 ngành. Từ những nhận định trên cho thấy, nhìn chung, kinh tế huyện Diễn Châu có sự chuyển dịch đúng hướng phù hợp với quy luật phát triển kinh tế trong nước, trong tỉnh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế

Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch và Chi cục Thống kê huyện Diễn Châu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dân số trong độ tuổi lao động Ngƣời 168,120 169,296 170,472 171,648

LĐ trong các ngành KTQD ,, 165,094 166,249 167,404 168,558 - LĐ công nghiệp - xây dựng Người 87,784 32,585 36,327 41,297

Tỷ trọng % 22.11 19.6 21.7 24.5

- LĐ nông - lâm - thủy sản Người 36,498 93,930 89,059 81,751

Tỷ trọng % 53.17 56.5 53.2 48.5

- LĐ khu vực dịch vụ Người 40,812 39,733 42,018 45,511

Tỷ trọng % 24.72 23.9 25.1 27.0

Năng suất lao động 0.00

Tính GTTT theo giá SS 2010 0.00

- Chung cả nền kinh tế Tr.đồng 23.40 25.83 28.23 30.97

- Nông - lâm - thủy sản Tr.đồng 36.19 15.03 16.59 18.88

- Công nghiệp - xây dựng Tr.đồng 10.77 32.55 33.05 33.38

- Dịch vụ Tr.đồng 39.13 45.84 48.73 50.51

Tính GTTT theo giá hiện hành

- Chung cả nền kinh tế Tr.đồng 33.38 41.58 51.01 62.20

- Nông - lâm - thủy sản Tr.đồng 51.17 23.33 27.79 33.95

- Công nghiệp - xây dựng Tr.đồng 14.86 53.75 63.55 73.25

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện trong những năm qua diễn ra nhanh. Năm 2015, tổng số lao động của huyện là 168,120 người, lao động nông – lâm – thủy sản là 36,498 người, chiếm 53.17 %, cơ cấu lao động ngành công nghiệp – xây dựng là 22.11%, lao động dịch vụ là 24.72%. Đến năm 2018, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 48.5%, lao động công nghiệp – xây dựng tăng lên 24.5% (tăng 10,8%), lao động dịch vụ tăng lên 27% (tăng 9,22%). Tỷ trọng lao động hoạt động trong các ngành sản xuất vật chất chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng chuyển dịch sang ngành thương mại – dịch vụ. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp; tăng tỷ trọng lao động ngành thương mại – dịch vụ, giảm lao động sản xuất vật chất là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện, phù hợp với xu hướng chuyện dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện, phù hợp với quy luật vận động của nền kinh tế. Trong bối cảnh chung của huyện, xu hướng chuyện dịch lao động từ ngành công nghiệp sang ngành công nghiệp xây dựng và thương mại – dịch vụ sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những năm tới.

Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá trong điều kiện kinh tế của tỉnh, cũng như cả nước gặp nhiều khó khăn: Tốc độ tăng trưởng GTTTgiai đoạn 2011-2015 đạt 8,3%/năm (toàn tỉnh 7,89%); giai đoạn 2016 – 2017 đạt bình quân 7,52%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 39,67 % năm 2010 xuống còn 29,98% năm 2015, đến năm 2017 còn 25%; công nghiệp-xây dựng tăng từ 25,53% năm 2015 lên 28% năm 2017; dịch vụ tăng từ 44,49% năm 2015 tăng lên 47% năm 2017...

- Nông, lâm thuỷ sản: tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 2,79%/năm, bình quân 2 năm 2016 và 2017 đạt 2,68%. Sản lượng lương thực năm 2015 đạt 136.850 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 488kg, đến năm 2017 là 133.320 tấn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng có nhiều tiến bộ, các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa được đưa vào áp dụng trong sản xuất. Ngành thủy sản phát triển khá toàn diện, GTSX ngành thủy sản tăng bình quân 8,86%/năm; phương tiện đánh bắt xa bờ được tăng cường, tạo điều kiện để ngư dân bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Xây dựng NTM đạt nhiều kết quả quan trọng, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, nhất là phong trào hiến đất, huy động nội lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các mô hình kinh tế, chỉnh trang khu dân cư gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Công nghiệp-xây dựng: GTTT tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 13,52%/năm.Về công nghiệp đã thu hút được một số dự án, chủ đầu tư có năng lực vào địa bàn như nhà máy may Namsung Vina của Hàn Quốc, tạo việc làm cho trên 2.000 lao động địa phương. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới có giá trị cao, sản lượng lớn, như: may mặc, chế biến bột cá, sản xuất thép xây dựng, tôn lợp, phân bón NPK,... đã làm tăng năng lực sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp giai đoạn 2011- 2015 đạt mức cao, bình quân tăng 16,60%/năm, giai đoạn 2016 – 2017 tăng 9,83%. GTSX ngành xây dựng tăng khá, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,54%/năm, giai đoạn 2016 – 2017 đạt 9,53%.

- Hoạt động dịch vụ tiếp tục ổn định phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 22%/năm. GTSX dịch vụ bình quân tăng 11,8%/năm. Quản lý nhà nước về thương mại được tăng cường, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được quan tâm. Dịch vụ thương mại phát triển nhanh, phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng, hiện đại; thị trường hàng hóa phong phú. Cơ sở hạ tầng thương mại ngày càng phát triển.

3.3.2. Những hạn chế

- Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng không đạt mục tiêu đề ra. Tốc độ và chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

- Phương thức sản xuất vẫn nặng tính truyền thống, lạc hậu, chưa có đầu tư KH CN vào chiều sâu nên giá trị sản phẩm chưa cao.

- Quy mô nền kinh tế của huyện còn thấp so với tiềm năng; tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc; sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế chậm.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của huyện còn bất cập, mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển còn thấp, chưa đồng bộ; chưa có các cơ sở kinh tế lớn của Trung ương đóng trên địa bàn để tạo động lực thúc đẩy;

- Nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đủ mạnh để tạo nên bước đột phá, thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn, bất cập.

- Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đời sống của người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn còn khó khăn; khoảng cách giàu nghèo; giải quyết việc làm; đào tạo nghề; năng suất lao động đang là những hạn chế lớn cần phải khắc phục vượt qua.

- Nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.

- Một số mục tiêu quy hoạch và mục tiêu nghị quyết được xây dựng trong thời điểm có nhiều thuận lợi nên đã đề ra quá cao so với khả năng thực tế.

- Giai đoạn 2011-2015, 2016 – 2017 tình hình KT-XH của đất nước gặp nhiều khó khăn, tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, tình hình an ninh, chính trị trên thế giới; tình hình Biển Đông; chính sách thắt chặt đầu tư công, tín dụng ngân hàng;...làm giảm nguồn vốn đầu tư, ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng trong huyện còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH. Đầu tư cho kinh tế biển còn rất hạn chế.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Khu công nghiệp Thọ Lộc thuộc Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh đóng trên địa bàn huyện chậm phát huy, chưa đóng góp vào giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của Diễn Châu.

- nh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, khó lường gây ảnh hưởng lớn đển sản xuất và đời sống người dân, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, trồng trọt và chăn nuôi.

- Công tác lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy và chỉ đạo thực hiện của chính quyền trên một số lĩnh vực chưa thật quyết liệt. Năng lực lãnh đạo ở một số địa phương, cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

-Một số chỉ tiêu tính khả thi thấp, vượt quá khả năng cân đối nguồn lực của huyện. Việc bám và tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết ở một số ngành còn chưa sát, chưa tập trung tích cực.

-Tiến độ, hiệu quả thực hiện một số đề án, chương trình còn chậm, thu tiền cấp quyền sử dụng đất, nguồn lực không đảm bảo. Việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, doanh nhân còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn vi phạm và xử lý còn chậm.

-Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân trong việc vận động, thu hút, mời gọi đầu tư chuyển biến còn chậm. Một bộ phận cán bộ và nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

-Nguồn lợi tài nguyên biển ngày càng suy giảm do chịu sự tác động bất lợi của con người gây nên như ô nhiễm môi trường, khai thác mang tính hủy diệt,... Lực lượng kiểm soát và bảo vệ lĩnh vực này quá mỏng, phương tiện còn thiếu. Phát triển kinh tế biển là tiềm năng lớn của huyện nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

CHƢƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN. 4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

* Tác động của bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực

Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn có nhiều biến động khó lường. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Biến động của giá cả thế giới, sự bất ổn về tài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công tiếp tục gây ra những hiệu ứng bất lợi đối với nền kinh tế thế giới. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đang có nhiều thay đổi. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ KH CN để phát triển. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định kinh tế song phương, đa phương thế hệ mới.

Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế-chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. ASEAN trở thành cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài.

Thị trường tài chính-tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường, tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)