Giải pháp thúc đẩy Cổ phần hóa Ngân hàng Thƣơng mại nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nhà nước đối với cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 74 - 78)

3.4.1 Xác định giá trị doanh nghiệp và tiến hành kiểm toán quốc tế.

Không nên định giá các NHTMNN thông qua Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH DNNN thành lập. Cho phép các NHTMNN đƣợc tiến hành kiểm toán quốc tế và các định giá trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Tốt nhất, nên thuê công ty kiểm toán quốc tế và ngân hàng đầu tƣ kinh nghiệm và uy tín thế giới, kinh nghiệm về CPH DNNN ở các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi nhƣ Việt Nam và Trung Quốc. Trong những năm gần đây, một số NHTMNN đã xây dựng cho mình uy tín và thƣơng hiệu trong và ngoài nƣớc. Việc định giá thƣơng hiệu, lợi thế kinh doanh và các tái sản trí tuệ khác của các NHTMNN nhƣ thế nào là vấn đề phức tạp, nhờ đến các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực này.

Tìm kiếm và lựa chọn những nhà đầu tƣ chiến lƣợc hay cổ đông chiến lƣợc của NHTMNN là các TCTD có tiềm lực tài chính, công nghệ, thị trƣờng và có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với NHTMNN. Ƣu tiên các nhà đấu tƣ chiến lƣợc là các ngân hàng nƣớc ngoài, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép tham gia quản trị, điều hành NHTMNN. Đây là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện không chỉ mục tiêu cổ phiếu hoá NHTMNN:

Thu hút vốn đầu tƣ lớn từ các nhà đầu tƣ có tiềm lực tài chính, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Mở rộng thị trƣờng.

Đối với những ngân hàng mà công nghệ lạc hậu và năng lực quản trị điều hành còn yếu thì đây là giải pháp hết sức quan trọng để nhanh chóng tạo ra những thay đổi căn bản về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên để đảm bảo không chỉ mục tiêu là thu hút vốn đầu tƣ thì cần phải tính đến những yếu tố pháp lý nhƣ tỷ lệ nắm giữ vốn và những cam kết, ràng buộc (nhƣ cam kết chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại, thời gian tối thiểu phải nắm giữ cổ phiếu, quy định về chuyển nhƣợng cổ phiếu) đối với nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Trên thực tế chúng ta cần tính đến động cơ của nhà đầu tƣ nói chung là lợi nhuận (do hoạt động của công ty đem lại và chênh lệch giá vốn thu đƣợc chuyển nhƣợng cổ phiếu). Nếu khoản đầu tƣ của nhà đầu tƣ chiến lƣợc vào các NHTMNN không đem lại lợi nhuận nhƣ họ kỳ vọng thì khả năng chuyển nhƣợng cổ phần là có thể xảy ra. Vấn đề thứ hai là chúng ta kỳ vọng ở nhà đầu tƣ chiến lƣợc chuyển giao những công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại nhƣng thực ra đây là vấn đề khó xác định. Kinh nghiệm từ các ngân hàng liên doanh cho thấy mục tiêu này không nên quá kỳ vọng.

Một số NHTMNN (ví dụ Vietcombank) hiện nay đã đạt đƣợc trình độ công nghệ tƣơng đối hiện đại, ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực, thì cần tính toán kỹ việc lựa chọn đối tác chiến lƣợc khi CPH, bởi một câu hỏi đơn giản rằng các nhà đầu tƣ chiến lƣợc sẽ gia tăng giá trị đƣợc bao nhiêu cho ngân hàng này. Thực tế, thay đổi văn hoá kinh doanh của một doanh nghiệp là vấn đề chiến lƣợc lâu dài và hiện đại hoá công nghệ, quản trị ngân hàng đều thực hiện đƣợc nếu nguồn lực tài chính sẵn sàng và có đội ngũ cán bộ có năng lực.

3.4.2 Tìm kiếm nhà đầu tƣ chiến lƣợc.

Phát hành cổ phiếu ra công bằng đấu giá cổ phiếu và gắn CPH với niêm yết chứng khoán.

Thủ tƣớng chính phủ chỉ đạo trong chỉ thị số 11/2013/CT-TTg rằng “cần đẩy mạnh bán cổ phiếu theo phƣơng thức bán đầu giá thông qua thị trƣờng chứng khoán…không CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp”. Đây là một bƣớc tiến quan trọng về thực tiễn hành động nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi của nhà đầu tƣ, giá trị doanh nghiệp sẽ đƣợc thị trƣờng định đoạt, tránh các hiện tƣợng tiêu cực trong phát hành cổ phiếu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp muốn niêm yết ngay sau CPH. Việc bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên làm việc tại các NHTMNN cũng cần đƣợc đối xử nhƣ bán cho các nhà đầu tƣ khác. Những tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi và số quỹ khen thƣởng, phúc lợi đến thời điểm CPH thuộc về ngƣời lao động của NHTMNN. NHTMNN có thể dùng tiền từ quỹ phúc lợi, khen thƣởng để mua cổ phiếu chia cho ngƣời lao động hoặc phân chia trực tiếp tiền từ quỹ phúc lợi, khen thƣởng cho ngƣời lao động để tuỳ họ sử dụng. Ngƣời lao động chỉ đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên mua cổ phần theo giá hình thành qua đấu giá cổ phiếu. Không áp dụng bất cứ hình thức ƣu đãi về giá nào trong IPO các cổ phiếu của các NHTMNN. Chỉ giành quyền ƣu tiên mua trƣớc đối với ngƣời lao động và nhà đầu tƣ chiến lƣợc theo tỷ lệ quy định.

Cổ phiếu của các NHTMNN cần đƣợc niêm yết ngay sau khi CPH nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK và tính minh bạch trong hoạt động của các NHTMNN, góp phần bảo vệ nhà đầu tƣ. Một số NHTMNN có năng lực tài chính tốt, cần tiến tới niêm yết cổ phiếu trên TTCK khu vực nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng Việt Nam trên thị trƣờng tài chính quốc tế.

Mở rộng đối tƣợng mua cổ phiếu của NHTMNN: CPH NHTMNN là chủ trƣơng lớn và thu hút một khối lƣợng vốn lớn từ công chúng, do đó cần mở chƣơng trình giáo dục ý thức và cuộc vận động để khuyến khích công chúng đầu tƣ vào các NHTMNN. Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền mua

cổ phiếu của các NHTMNN, đông thời khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu từ vào cổ phiếu của các NHTMNN. Cho phép các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nắm giữ tới 30% tổng số cổ phần trong các NHTMNN sau CPH, đồng thời cho phép các nhà đầu tƣ chiến lƣợc tham gia quản trị, điều hành ngân hàng.

Tạo môi trƣờng pháp lý cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của các NHTNCP: Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quá trình chuyển các NHTMNN sang hình thức NHTMCP diễn ra trong trật tự pháp luật và không gây xáo trộn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Những văn bản cần hoàn thiện để tạo khuôn khổ pháp lý cho CPH NHTMNN:

Sửa đổi tiêu chí,danh mục phân loại sắp xếp DNNN và quy định về tỷ lệ vốn Nhà nƣớc tham gia trong cơ cấu vốn phát hành lần đầu tại Quyết định 58/2012/QĐ-TTg và chỉ thị 01/2013/CT-TTg theo nguyên tắc: Nhà nƣớc chỉ nắm giữ 100% vốn ở doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong một số ngành quan trọng của nền kinh tế nhƣ hệ thống truyền tải điện, trực thông tin, các doanh nghiệp hoạt động có tính chất đặc thù Nhà nƣớc cần nắm giữ 100% vốn do Thủ tƣớng chính phủ quyết định.Các doanh nghiệp còn lại đều có thể thực hiện CPH hoặc đa dạng hoá sở hữu theo tinh thần Nghị quyết TW 9- khoá IX.

Sửa đổi cơ chế CPH, sắp xếp lại doanh nghiệp tại Nghị định 104/2010/NĐ-CP;Thông tƣ số 79/2012/TT-BTC; Nghị định 49/2012/NĐ-CP; Nghị định 64/2012/NĐ-CP theo hƣớng:

Mở rộng đối tƣợng CPH theo tinh thần Nghị quyết TW 9 –khoá IX; thu hẹp đối tƣợng nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối theo hƣớng không căn cứ vào quy mô vốn mà căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh hoặc vị trí của doanh nghiệp đối với sự phát triển của vùng, lãnh thổ.

Đổi mới phƣơng thức định giá doanh nghiệp, bỏ cơ chế định giá thông qua hội đồng, thực hiện định giá thông qua các tổ chức kế toán, kiểm toán, thuê tƣ vấn tài chính trong nƣớc, ngoài nƣớc để tạo điều kiện nâng cao uy tín, tính công khai minh bạch và nâng giá trị doanh nghiệp, hạn chế tổn thất cho nhà nƣớc khi CPH.

Bổ sung giá trị hữu hình và vô hình, giá trị quyền sử dụng đất…vào giá trị doanh nghiệp để thực hiện bán cổ phần hoặc bán đấu giá doanh nghiệp.

Đổi mới phƣơng thức bán cổ phiếu doanh nghiệp CPH theo hƣớng: đấu giá niêm yết thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán (kể cả lần đầu đối với các DNNN có quy mô lớn, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện niêm yết). Đấu giá bán trực tiếp đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thông qua hội đồng đấu giá; ngƣời lao động đƣợc dành 30% số cổ phiếu bán ra để mua với giắu đãi (<=50% giá giao dịch) và bỏ quy định bắt buộc sau 3 năm mới đƣợc bán cổ phiếu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nhà nước đối với cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)