CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu
- Chọn huyện nghiên cứu: Đề tài chọn huyện Lệ Thủy làm địa bàn nghiên cứu vì huyện Lệ Thủy có số lƣợng trang trại nhiều thứ hai trong tỉnh (chỉ sau huyện Quảng Trạch) và cũng là huyện có tiềm năng lớn để phát triển trang trại tại tỉnh Quảng Bình.
- Chọn xã nghiên cứu: Huyện Lệ Thủy có địa hình dốc theo hƣớng Đông với vùng núi, đồi, ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. ven biển là một dải cồn cát trắng. Do vậy địa hình tƣơng đối phức tạp chia làm ba vùng rõ rệt. Ở các vùng khác nhau phù hợp cho chăn nuôi các loại động vật khác nhau, trang tại sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó đề tài chọn nghiên cứ trên 03 xã đại diện cho ba vùng sinh thái của huyện.
- Chọn trang trại để điều tra: Chọn 09 trang trại chăn nuôi trên tổng số 46 trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Đây là các trang trại chăn nuôi đã có thời gian phát triển lâu năm và có đầy đủ các đặc trƣng của trang trại chăn nuôi theo các tiêu chí của Bộ NN&PTNT đƣa ra. Trong đó 02 trang trại chăn nuôi lợn thịt, 03 trang trại chăn nuôi gia cầm (Gà hoặc Vịt) thịt, 04 trang trại chăn nuôi tổng hợp lấy thịt.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.
- Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn có sẵn, là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Bao gồm: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện, từ các nguồn sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình khoa học, báo cáo thực tế đã công bố chính thức.
Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong luận văn i này là các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình, huyện Lệ Thủy nhƣ khí hậu, đất đai, kinh tế... Các số liệu thứ cấp đƣợc sủ dụng trong giai đoạn đầu của quá trình
nghiên cứu để nêu lên những thông tin chung nhất về địa bàn nghiên cứu và khái quát về tình hình phát triển trang trại chăn nuôi của huyện Lệ Thủy qua các năm.
- Thu thập thông tin sơ cấp: thông tin sơ cấp là các số liệu đƣợc thu thập trực tiếp ban đầu từ đối tƣợng nghiên cứu. Cụ thể gồm: số liệu thu thập từ các chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy,đƣợc sử dụng trong phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của các trang trạng chăn nuôi. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập dựa vào điều tra theo bảng hỏi với các chủ trang trại.
2.2.3 Phương pháp phân tích.
Sau khi đã thu thập đƣợc những số liệu, tài liệu thứ cấp và sơ cấp dựa vào khảo cứu tài liệu và điều tra, khảo sát thực địa, Hoạc viên đã tiến hành xử lý số liệu bằng các phƣơng pháp sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, Học viên đã kết nối, diễn giải các thông tin, số liệu để hình thành các kết quả theo các nội dung cần nghiên cứu và kiểm chứng những giả thiết đã đề ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu. Thông qua phƣơng pháp thống kê mô tả Học viên đã kết nối các dữ liệu để hình thành các dung đánh giá về hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh đã trình bày về lý luận .
- Phương pháp so sánh: Học viên sử dụng phƣơng pháp này để phân tích so sánh hoạt động kinh doanh giữa các trang trại chăn nuôi đã điều tra theo các chỉ tiêu đã xác định ở cơ sở lý luận, từ đó tìm ra các trang trại kinh doanh có hiệu quả cao (thành công) và các trang trại kinh doanh hiệu quả thấp (chƣa thành công). Từ kết quả so sánh giữa các các trang trại sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến trang trại kinh doanh hiệu quả cao và trang trại kinh doanh hiệu quả thấp .Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện theo 3 cách:
So sánh tuyệt đối: đƣợc thực hiện qua so sánh các số tuyệt đối về cùng một chỉ tiêu nhƣ quy mô đàn gia súc, gia cầm; khối lƣợng và giá trị sản phẩm chăn nuôi làm ra của các trang trại So sánh tuyệt đối đƣợc thực hiện qua các số liệu tuyệt đối về chỉ tiêu cần so sánh .
So sánh tƣơng đối: đƣợc thực hiện bằng so sánh các tỷ lệ % các chỉ tiêu giữa các trang trại nhƣ: % về chí phí/ tổng thu; % chí phí/ thu nhập; % chí phí/lợi nhuận; % vốn đầu tƣ/ tổng thu, % vốn đầu tƣ/ thu nhập , % vốn đầu tƣ/ lợi nhuận….hoặc so sánh về tốc độ tăng doanh thu, thu nhập, lợi nhuận giữa các trang trại….
So sánh bình quân: đƣợc thực hiện để so sánh giữa các trang trại về doanh thu, thu nhập và lợi nhuận, tiền công bình quân của các năm nghiên cứuSo sánh bình quân cho phép đánh giá đƣợc tình hình chung, sự biến động hiệu quả kinh doanh chung giữa các trang trại trong thời gian nghiên cứu iii). Phương pháp chuyên gia: đƣợc thực hiện để tham vấn ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà quản lý nhà nƣớc đối với trang trại nhƣ Phòng NN & PT NT huyện, Phòng Thống kê huyện, Trạm Khuyến nông huyện, Trạm Thúy Y huyện…và các đối tác của trang trại về thực trạng hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh của các trang trại. Kết quả thu thập ý kiến các nhà quản lý trang trại sẽ đƣợc tổng hợp và làm căn cứ hình thành các nhận xét, luận giải của luận văn về các nội dung nghiên cứu Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tƣợng trên .
- Phương Pháp phân tích SWOT
Phƣơng pháp phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng đƣợc sử dụng nhằm đánh giá các Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ ( Threats) trong một trang trại chăn nuôi. Thông qua phân tích SWOT về hiệu quả kinh doanh của các trang trại Học viên xác định đƣợc mức độ mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của từng trang trại về nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả phân tích SWOT sẽ làm căn cứ để đề xuất giải pháp giúp trang trại phát huy điểm mạnh, cơ hội và khắc phục điểm yếu, vƣợt qua thách thức để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tới Phân tích SWOT là công cụ căn bản giúp Học viên đánh giá đƣợc toàn diện các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy thời gian tới từ các quan sát các khía cạnh bên ngoài và bên trong trang trại
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Học viên sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu sâu một số trang trại có tính điển hình để minh họa và làm căn cứ đề xuất các giải pháp của luận văn
2.2.4. Phương pháp tổng hợp
Sử dụng các phƣơng pháp quy nạp, suy luận logisc để kết nối các kết quả nghiên cứu bộ phận đã thực hiện thành báo cáo tổng hợp luận văn có tính logic, kết nối chặt chẽ
2.2.5. Công cụ và kỹ thuật nghiên cứu, tính toán
Học viên sử dụng các công cụ và kỹ thuật sau
- Bảng hỏi đóng và mở dùng để điều tra các trang trại, các cơ quan, cá nhân quản lý nhà nƣớc đối với trang trại để thu thập thông tin sơ cấp của các trang trại phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.
- Bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh, các hộp tƣ liệu minh họa đƣợc dùng để biểu diễn, thể hiện các kết quả tính toán số liệu làm dẫn chứng trong trình bày, luận giải
các nội dung cụ thể của luận văn.
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY