7. Bố cục của luận văn
3.2. Một số giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Bắc
3.2.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hạn chế chi phí không chính
chính thức cho các nhà đầu tư
Tập trung rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính, các giấy phép, các quy định không cần thiết, nhằm giảm thiểu thời gian thành lập doanh nghiệp và chi phí tham gia thị trƣờng. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” về đầu tƣ và đăng ký kinh doanh, thực hiện công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục hành chính, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nƣớc, gắn với đổi mới tƣ duy và phƣơng pháp chỉ đạo, điều hành, chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp. Tiến tới triển khai áp dụng thực hiện tại các cơ quan nhà nƣớc về hệ thống theo tiêu chuẩn ISO.
Tăng cƣờng công tác đối thoại với các nhà đầu tƣ, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, giải phóng mặt bằng và cho thuê đất. Tăng cƣờng kỷ cƣơng và trách nhiệm cá nhân, trƣớc hết là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, trách nhiệm và thái độ ứng xử của công chức khi giải quyết công việc, nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tƣ.
Rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh cũng nhƣ thời gian đăng ký lại; giảm bớt số lƣợng những giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh và quyết định chấp thuận cho kinh doanh rƣờm rà không cần thiết; tiếp tục cải tiến thủ tục cấp đất. Phát huy
vai trò của cơ quan quản lý hỗ trợ doanh nghiệp, chú trọng phát triển dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ hành chính công. Các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành đƣợc chỉ đạo thống nhất phối hợp theo quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính rút ngắn chi phí thời gian, tiền của, công sức cho doanh nghiệp.
Ngoài việc niêm yết, cung cấp công khai các quy trình, thủ tục hành chính, các cơ quan cần công khai các biểu mẫu theo quy định và có bộ phận hƣớng dẫn thủ tục để tổ chức và cá nhân không phải mất thời gian tự tìm hiểu, tự hoàn thành hồ sơ, nhiều khi không chuẩn phải chỉnh sửa và đi lại nhiều lần.
Thực hiện nghiêm túc cơ chế làm việc “một cửa”, tích cực đổi mới phƣơng pháp làm việc khoa học, hiệu quả. Chuẩn hóa đội ngũ CBCC, tập huấn nâng cao trình độ và thái độ ứng xử đối với ngƣời dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo các sở, ngành, địa phƣơng cần xem xét kỹ lƣỡng và có sự phối hợp trƣớc khi quyết định thành lập đoàn thanh tra. Nên kết hợp thanh tra liên ngành, có kế hoạch; tập trung vào những đối tƣợng có nghi vấn, đơn thƣ tố cáo, hạn chế việc đến tất cả các doanh nghiệp; thay vào đó là các cuộc tiếp xúc tập trung các doanh nghiệp để nghe và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cần rút ngắn tối đa thời gian các cuộc thanh tra, kiểm tra.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp gắn với việc đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phƣơng chủ động công tác xúc tiến, vận động đầu tƣ. Xử lý nghiêm các tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhà đầu tƣ. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Có hình thức thanh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất Bộ phận một cửa trong việc thực hiện thủ tục hành chính với các doanh nghiệp, các chủ đầu tƣ, kịp thời khắc phục các sai sót, xoá bỏ các quy định không phù hợp, đơn giản hoá thủ tục cũng nhƣ có giải pháp bố trí, điều động cán bộ, công chức thạo việc và chuyên nghiệp trực tiếp làm tại Bộ phận một cửa.
Đẩy mạnh hơn nữa đơn giản hoá các thủ tục hành chính cũng nhƣ giảm thiểu thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ CBCC về trình độ, nhận thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu hƣớng dẫn và xử lý nhu cầu của ngƣời dân; mặt khác cần có những hình phạt nghiêm khắc, công khai đối với những trƣờng hợp lợi dụng vị trí làm việc gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển theo đúng định hƣớng của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Hàng năm, cần tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trong phạm vi có thể để tháo gỡ những khó khăn chung của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp đối với chính quyền. Cần quán triệt tinh thần chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về tinh thần quyết liệt nhƣng linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành; dám chịu trách nhiệm với những việc làm mà mình đề xuất hay quyết định.
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước
Tăng cƣờng đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Củng cố hệ thống các trƣờng đào tạo nghề hiện có, và thành lập thêm các trƣờng đào tạo nghề mới, hiện nay tỉnh đang đầu tƣ trƣờng cao đẳng Việt – Hàn sau khi trƣờng đi vào hoạt động sẽ cung ứng cho thị trƣờng trong tỉnh đội ngũ cán bộ, công nhân qua đào tạo có tay nghề cao đảm bảo chuyên môn hóa phục vụ cho các dự án đầu tƣ và nhu cầu chung của toàn xã hội. Đối với các trƣờng đào tạo nghề hiện có của tỉnh cần phải đa dạng hóa ngành nghề đào tạo nhƣ điện tử, viễn thông, thợ may, xây dựng, giao thông, kế toán, tin học, ngoại ngữ… để cung cấp cho dự án đầu tƣ…
Đào tạo, giáo dục cho công nhân có ý thức ngƣời lao động, thay đổi thói quen tùy tiện, khắc phục tình trạng vô ý thức kỷ luật. Giáo dục cho công nhân yêu
nghề, yêu nhà máy xí nghiệp, yêu máy móc thiết bị, tài sản của nhà máy từ đó họ có ý thức bảo vệ tài sản, máy móc của nhà máy.
Tiếp tục thực hiện chính sách ƣu tiên cho đầu tƣ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và tham gia hội nhập quốc tế.
Khuyến khích đầu tƣ phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo hƣớng xã hội hóa; chú trọng hình thức hợp tác với doanh nghiệp sử dụng lao động để đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu sử dụng. Đối mới công tác hƣớng nghiệp và tập trung đào tạo những ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao đông của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Quy hoạch và phát triển mạng lƣới các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, tăng quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý. Tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, chuẩn hoá giáo viên dạy nghề trên cơ sở đủ về số lƣợng, giỏi về chuyên môn. Thu hút cán bộ đào tạo trẻ, giỏi và có kế hoạch đào tạo lại, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề…
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ theo hƣớng phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban ngành Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý nhà nƣớc và giám sát đối với hoạt động đầu tƣ. Nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan trong giải quyết các thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục, tăng cƣờng giám sát, rút ngắn thời gian thẩm định, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tƣ.
3.2.5. Nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng
Đây là khâu cần có sự đột phá và chuyển biến mạnh, hiệu quả hơn trong đầu tƣ đồng bộ hạ tầng giao thông, đô thị, khu cụm công nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy nhanh tiến trình xây dựng, phát triển tỉnh Bắc Giang. Chú trọng phát triển các tuyến giao thông mang tính xuyên quốc gia và quốc tế nhƣ: Cao tốc
Hà Nội – Lạng Sơn, cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái, quốc lộ 1, quốc lộ 31, quốc lộ 37, quốc lộ 279, đƣờng vành đai, và các tuyến đƣờng tỉnh… giúp cho vận chuyển, lƣu thông hàng hóa đƣợc thuận lợi…
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế. Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020; ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp tập trung, cảng ICD, đƣờng giao thông, cấp, thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng (xử lý chất thải rắn, nƣớc thải,...); nâng cao chất lƣợng dịch vụ đƣờng sắt; các dự án lĩnh vực bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc; sử dụng hình thức hợp tác nhà nƣớc và tƣ nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần đẩy mạnh xã hội hoá trong khu vực cung ứng dịch vụ công nhằm gia tăng sự tham gia của của khu vực tƣ nhân vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng bằng việc xây dựng những định chế ổn định và khuôn khổ pháp lý thích hợp. Bắc Giang cần khuyến khích việc đầu tƣ theo hình thức BT, BOT, BTO... để gia tăng sự tham gia của khu vực kinh tế tƣ nhân vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng.
Quan tâm đầu tƣ đến hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh: tiếp tục hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp sẵn có nhƣ hoàn thiện hệ thống giao thông trong khu công nghiệp, hệ thống điện, cấp thoát nƣớc, các dịch vụ về tài chính, ngân hàng…
3.2.6. Tăng cường xúc tiến đầu tư, nâng cao hiệu quả các dịch vụ sau đầu tư
Xây dựng một chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ dài hạn, chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ hàng năm. Nội dung chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ cần xây dựng một cách chi tiết, cụ thể bao gồm các nội dung: chuẩn bị tài liệu đảm bảo đầy đủ thông tin đa dạng cho nhà đầu tƣ, rà soát cơ chế, chính sách, làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá thông tin, xây dựng hình ảnh của tỉnh, tổ chức hội nghị, hội thảo và làm việc với các đối tác, đào tạo, tập huấn các kỹ năng xúc tiến đầu tƣ.
Thƣờng xuyên, liên tục cập nhật và đƣa các thông tin về đầu tƣ của tỉnh lên báo đài, mạng internet, quảng bá thông tin và tài liệu giới thiệu về tỉnh Bắc Giang trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở Trung ƣơng và địa phƣơng, trên website của UBND tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, bằng ba thứ tiếng (tiếng Việt, Nhật, Anh) nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ, xây dựng video giới thiệu hình ảnh về Bắc Giang, thông điệp của lãnh đạo tỉnh, tiềm năng, cơ hội đầu tƣ, các kết cấu hạ tầng thiết yếu, các khu cụm công nghiệp thƣờng bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế phát triển.
Cần có chính sách nhất quán về giá đền bù, mức hỗ trợ của các doanh nghiệp theo từng khu vực, giải quyết vƣớng mắc, nắm bắt thông tin tham mƣu cho các cấp giải quyết kịp thời những vƣớng mắc phát sinh trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội và hiệu quả hoạt động của các chi bộ, cán bộ thôn bản trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng nông thôn cho các địa phƣơng có đất chuyển đổi sang làm đất công nghiệp, dịch vụ để thúc đẩy tiến độ bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho dự án.
Hiện nay, việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất là một trong những vấn đề nan giải của nhiều nhà đầu tƣ và doanh nghiệp (gần 70% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho rằng việc thiếu mặt bằng đã hạn chế khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh của họ). Tạo điều kiện cho các dự án sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ triển khai nhanh và sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc triển khai thực hiện dự án bao gồm các thủ tục về cấp đất, giải tỏa đền bù đất đai, xây dựng công trình, nhập khẩu vật tƣ thiết bị, đánh giá tác động môi trƣờng… cần đơn giản các thủ tục, nhất là các thủ tục về đất đai. Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính một lần và đơn giản hóa mọi thủ tục khác về giao đất, cho thuê đất; hoàn hoặc miễn tiền thêu đất đối với các dự án xin dừng hoặc giãn tiến độ thực hiện do khó khăn; cấp giấy chứng nhận lại cho các doanh nghiệp thuê đất trong khu công nghiệp để đẩy nhanh tiến độ lấp đầy các khu công nghiệp
Tuân thủ theo đúng quy hoạch chung, tránh chồng chéo. Đối với các dự án không khả thi, không thực hiện, kiên quyết thu hồi để tạo quỹ đất đầu tƣ dự án khác. Thực hiện việc xây dựng giá đất trên địa bàn tỉnh đảm bảo sát thực tế để đẩy nhanh tiến độ đền bù GPMB và tránh thất thu cho Ngân sách nhà nƣớc.
Cơ quan có liên quan đến thủ tục thu hồi đất, giao đất phải chịu trách nhiệm về việc tham mƣu cho UBND tỉnh trong việc quyết định thu hồi, giao đất không đúng hiện trạng, chủ động tự hoàn chỉnh lại hồ sơ và hoàn tất thủ tục về thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tƣ trong thời hạn quy định.
Kiểm tra rà soát các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, nếu không đảm bảo tiến độ cần thu hồi giao cho các nhà đầu tƣ có tiềm năng.
Xây dựng quan hệ thân thiện với các nhà đầu tƣ hiện có, đảm bảo môi trƣờng an ninh tốt và tạo lòng tin đối với công đồng doanh nghiệp và nhà đầu tƣ bằng cách quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt định kỳ đối với các nhà đầu tƣ, kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp khi đầu tƣ vào địa bàn, thiết lập đƣờng dây nóng và đặt hòm thƣ góp ý kiến tại trụ sở các cơ quan công quyền.
Tăng cƣờng gặp gỡ giữ các lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp để trao đổi thông tin, phát hiện những khó khăn vứng mắc của doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Tổ chức các cuộc hội thảo để phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, qua đó cải thiện môi trƣờng đầu tƣ vào tỉnh tốt hơn, để các nhà lãnh đạo tỉnh thấy đƣợc khả năng cạnh tranh của tỉnh và năng lực điều hành của lãnh đạo, từ đó đƣa ra các giải pháp để cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tăng cƣờng vai trò và trách nhiệm của các trung tâm xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ, du lịch, việc làm, trợ giúp pháp lý… để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin định hƣớng phục vụ cho chiến lƣợc kinh doanh của mình; chính sách và thủ tục cấp ƣu đãi cần phải rõ ràng, công khai.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một thông số khách quan, khoa