Trong quá trình chế tạo và lắp ráp các chi tiết máy. Đo lường là công cụ để kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm vì vậy kỹ thuật đo lường là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất.
8.1.1 Đo lường
Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo. Đó là việc thiết lập quan hệ giữa đại lượng cần đo với một đại lượng có cùng tính chất vật lý được dùng đơn vị đo.
Thực chất đó là việc so sánh đại lượng cần đo với một đơn vị đo để tìm ra tỷ lệ giữa chúng. Độ lớn của đối tượng cần đo được biểu thị bằng trị số của tỷ lệ nhận được kèm theo đơn vị dùng so sánh.
Ví dụ: Đại lượng cần đo là Q, đơn vị dùng so sánh là u. Khi so sánh ta có tỷ lệ giữa chúng là
u
Q q.
94
Chọn độ lớn của đơn vị khác nhau khi so sánh sẽ có trị số q khác nhau. Chọn độ lớn của đơn vị sao cho việc biểu diễn kết quả đo gọn, đơn giản, tránh nhầm lẫn trong khi ghi chép và tính toán. Kết quả đo cuối cùng cần được biểu diễn theo đơn vị đo hợp pháp.
8.1.2 Đơn vị đo
Đơn vị đo là yếu tố chuẩn mực dùng để so sánh, vì thế độ chính xác của đơn vị đo sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo. Độ lớn của đơn vị đo được qui định thống nhất để đảm bảo thuận lợi trong quá trình chế tạo, lắp ráp, thay thế và giao dịch mua bán. Các đơn vị đo cơ bản và đơn vị đo dẫn suất hợp thành hệ thống, đơn vị đo được qui định thống nhất trong bảng đơn vị đo hợp pháp của
nhà nước dựa trên qui định của hệ thống đo lường thế giới SI. Trong hệ thống đo lường, có nhiều loại đơn vị đo nhưng trong ngành cơ khí có 2 loại đơn vị đo chính là: đơn vị đo chiều dài và đơn vị đo góc.
* Đơn vị đo chiều dài:
Đơn vị đo chiều dài cơ bản là mét (m), đơn vị dẫn xuất thường dùng là centimet (cm), minimet (mm), micromet (m): 1m = 100 cm; 1m = 1000 mm ; 1 m = 1000000 m
Đơn vị đo lường hệ Anh thường dùng là “inhso”( “1’’ = 25,40 mm). * Đơn vị đo góc:
Đơn vị đo góc là: độkí hiệu (º), phút kí hiệu (’), giây kí hiệu (’’)
(1º = 60´ = 60’’)