Nguồn: Butler (1960) và tác giả biên dịch.
Giai đoạn hình thành: đây là thời điểm DN mới được thành lập hoặc sản
phẩm dịch vụ bắt đầu đưa vào kinh doanh, do đó chi phí đầu tư ban đầu cao trong khi doanh thu lại tăng trưởng chậm. Rủi ro kinh doanh thời điểm này là rất lớn, vì vậy đòn bẩy tài chính cần được giữ ở mức càng thấp càng tốt. Vì DN chưa đảm bảo tạo ra được lợi nhuận nên sẽ gặp khó khăn thanh toán lãi vay dù được phân bổ theo nhiều kì, nên rủi ro kinh doanh cùng với rủi ro tài chính khi không thanh toán được nợ vay đẩy việc kinh doanh của DN sớm đi đến phá sản.
Cơ cấu vốn hợp lý cho DN mới thành lập nợ vay ở mức tối thiểu. DN cần ưu tiên huy động vốn chủ sở hữu và cổ đông góp vốn, sau đó là phát hành trái phiếu dài hạn có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, và giải pháp cuối cùng là vay dài hạn. Với cơ
cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp cho DN không bị áp lực về trả lãi và rủi ro về tài chính, DN cũng không phải thanh toán lợi tức cho cổ đông khi hoạt động kinh doanh không có lãi. Mặc dù, cổ đông yêu cầu lợi tức cao hơn lãi suất vay ngân hàng và chia sẻ quyền kiểm soát DN với cổ đông sáng lập, cơ cấu vốn cho DN khởi sự vẫn hợp lý hơn khi ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu.
Giai đoạn tăng trƣởng: sau giai đoạn hình thành DN bước sang giai đoạn tăng trưởng với thành tựu là đã có khách hàng, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, tình hình hoạt động bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, DN vẫn còn rủi ro tài chính dù thấp hơn xuất phát điểm vì DN vẫn phải tiếp tục đầu tư phát triển thị trường và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ lớn trong ngành. Cơ cấu vốn hợp lý cho DN giai đoạn tăng trưởng nghiêng về vốn chủ sở hữu và có thể sử dụng một phần nợ vay ở mức thấp. Thứ tự ưu tiên nguồn huy động vốn giai đoạn này là lợi nhuận để lại tái đầu tư, phát hành cổ phiếu mới hoặc trái phiếu mới, và vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Giải pháp cho DN tăng trưởng là cần minh bạch thông tin tài chính và chiến lược phát triển DN. Một bản cáo bạch rõ ràng và tiềm năng sẽ thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Đối với quy mô của DNDVDL Huế đa phần vừa và nhỏ nên khả năng thu hút vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam là khả thi. Ngoài ra, các DN cũng có thể huy động vốn từ các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế thông qua trình bày ý tưởng và kế hoạch kinh doanh có triển vọng.
Giai đoạn bão hòa: kết thúc giai đoạn tăng trưởng DN hoạt động ổn định với mức doanh thu và lợi nhuận cao, rủi ro kinh doanh cũng như tài chính giảm xuống mức trung bình. Đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch thì giai đoạn này doanh thu tiếp tục tăng nhưng vốn đầu tư chủ yếu là vốn lưu động nên lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Do đó, DN có thể chuyển dần vốn cổ phần sang nợ để tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế, tối đa giá trị DN. Mức độ ổn định tài chính lúc này có thể đảm bảo cho DN khả năng thanh toán lãi và nợ gốc.
Giai đoạn tái đầu tƣ hoặc suy thoái: sản phẩm du lịch trải qua giai đoạn bão hòa thì bắt đầu vào giai đoạn cần sự tái đầu tư hoặc rơi vào suy thoái khi các sản
như tour du lịch đã lỗi thời. Doanh thu giai đoạn này tăng trưởng chậm lại hoặc bắt đầu sụt giảm tùy vào sản phẩm kinh doanh. Vì vậy, DN cần đầu tư để nâng cấp sản phẩm, thông qua sử dụng nguồn lợi nhuận để lại hoặc vay dài hạn để tái đầu tư. Lúc này, DN đã ổn định về tài chính nên có nhiều sự lựa chọn về hình thức huy động vốn dựa trên chiến lược phát triển của DN. Sự khác biệt của vòng đời DNDVDL khác với loại hình khác là có những sản phẩm không có giai đoạn suy thoái, mà chỉ là “tái đầu tư” như các di tích lịch sử, các tour du lịch.
Tóm lại, vòng đời kinh doanh ngành du lịch chỉ ra rằng DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn giai đoạn đầu. Chi phí đầu tư, chi phí vay nợ lớn trong khi doanh khách hàng và thị trường chưa nhiều sẽ làm cho DN gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, qua giai đoạn phát triển thì tỉ suất lợi nhuận của DN sẽ cao hơn. Với đặc thù của vòng đời DN có thể xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn lực phù hợp để DN có thể vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và phát triển mạnh trong các giai đoạn tiếp theo.
5.2.2. Tái cấu trúc tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn phải gắn với yêu cầu kinh doanh, sản phẩm kinh doanh kinh doanh, sản phẩm kinh doanh
DN tái cấu trúc tài chính cần xem xét cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của DN để có hướng điều chỉnh hợp lý. TSDH thể hiện sự đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hóa cơ sở vật chất và mở rộng cơ sở vật chất. Tài sản ngắn hạn thể hiện các chi phí kinh doanh thường xuyên như trả lương, chi phí quản trị, thuế, trả lãi vay. Qua kết quả khảo sát trong phần trên, DN lớn có TSDH lớn trong khi DN nhỏ có TSDH nhỏ, do DN lớn thường phải đầu tư cho cơ sở vật chất nhiều hơn DN nhỏ có ít nhu cầu đầu tư cải tạo mới. Điều này được thể hiện qua thực trạng các khách sạn và resort lớn đầu tư quy mô nhưng lại thu hút ít khách vì du lịch Huế không lôi kéo được khách hàng có khả năng chi trả. Trong khi đó, khách sạn nhỏ lại hoạt động tốt do nhu cầu của du lịch ba lô là giá rẻ, yêu cầu về chất lượng không cao.
5.3. Các giải pháp tái cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả tài chính 5.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp
5.3.1.1. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ cao hơn 35,92%, quy mô lớn, hiệu quả tài chính thấp
Theo thực trạng và kết quả nghiên cứu chương 4, có 20,83% doanh nghiệp sử dụng nợ vượt ngưỡng 35,92% làm giảm hiệu quả tài chính. Nhiều doanh nghiệp lớn có mức nợ rất cao như: Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (Nợ 89,26%, ROE -22,67%), Công ty Cổ phần Thuận An (Nợ 82,10%, ROE -4,96%), Công ty TNHH Laguna (Nợ 53,64%, ROE -17,51%). Theo đặc điểm ngành du lịch, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu lớn, DN bắt buộc phải huy động nợ vay vì nguồn lực nội bộ không đủ tài trợ. Bên cạnh đó, dịch vụ cao cấp mới phát triển tại Huế nên chưa thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu, nên DN chưa tạo doanh thu đủ lớn dẫn đến thua lỗ nhiều năm liền. Giải pháp dành cho các DN bao gồm:
Nhóm giải pháp tăng doanh thu:
Thứ nhất, tăng cường công tác tiếp thị nhằm khai thác tối đa các tiềm năng và thế mạnh hiện có của DN như thương hiệu, cơ sở vật chất, vị trí địa điểm kinh doanh, năng lực quản lý, chất lượng phục vụ … để không ngừng duy trì số lượng đối tượng khách hàng truyền thống tại các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng sự quan tâm, chú ý và khai thác các đối tượng khách hàng mới trên phân khúc thị trường mới.
Thứ hai, đa dạng dịch vụ và sản phẩm kinh doanh như: tận dụng cơ sở vật chất hiện có để mở rộng thêm dịch vụ tổ chức sự kiện; tổ chức tiệc; kinh doanh nhà hàng; kinh doanh giải khát; cho thuê cửa hàng; cho thuê văn phòng; cho thuê căn hộ;… Như vậy sẽ tạo thêm nguồn thu và tận dụng được tài sản cố định đã đầu tư.
Thứ ba, thực hiện phát triển thị trường bằng cách liên kết, hợp tác với các đối tác tổ chức tour du lịch tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các công ty lữ hành nước ngoài để có nguồn khách có khả năng chi trả cao. Thị trường truyền thống của du lịch Huế hiện nay đa phần là khách chi trả thấp nên lợi nhuận tạo ra trên mỗi khách là chưa cao.
Thứ tư, tăng mức chi tiêu trên khách hàng thông qua nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Một mặt cần chú ý nâng cao chất lượng đối với các sản phẩm, dịch vụ hiện có; mặt khác phải thường xuyên nghiên cứu thăm dò
khảo sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng để để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, khai thác đưa vào hoạt động các dịch vụ du lịch mới hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Để cải tiến chất lượng dịch vụ hiện có, các DN cần chú ý đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên, cải thiện các hoạt động dịch vụ. Những nỗ lực này sẽ giúp cho DN cải tiến được chất lượng sản phẩm du lịch, cải thiện hình, nâng cao uy tín, vị thế từ đó thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngành du lịch địa phương.
Thứ năm, các DN có quy mô lớn cần tác động đến cơ quan quản lý như Sở du lịch địa phương, Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn để đưa ra chính sách chống “phá giá” nhằm đảm bảo DN lớn không bị thiệt thòi về cạnh tranh giá cũng như không làm giảm lợi nhuận biên của DN.
Nhóm giải pháp tái cấu trúc lại chất lượng nợ đảm bảo an toàn tài chính:
Đối với nợ đến hạn không có khả năng thanh toán DN nên thương lượng với chủ nợ về việc giảm lãi, giãn nợ. Các giải pháp này tạm thời giúp DN có thêm thời gian và nguồn vốn để tiếp tục hoạt động tạo nguồn trả nợ trong tương lai. DN cần chứng minh tình hình hoạt động đang khả quan theo vòng đời du lịch, và tính khả thi thanh toán lãi cho các chủ nợ để được chấp nhận các yêu cầu trên.
5.3.1.2. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ cao hơn 35,92%, hiệu quả tài chính khả quan
Đối với các DN có hệ số nợ cao hơn ngưỡng tối ưu nhưng vẫn tạo ra hiệu quả tài chính khả quan như: Công ty TNHH Duyên Anh (nợ 82,47%, ROE 20,38%), DNTN Phò Trạch (nợ 82,23%, ROE 38,29%), Cty TNHH MTV Thùy Linh (nợ 66,20%, ROE 25,23%),… thì giải pháp là nên giảm hệ số nợ để tăng hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, mức giảm giới hạn tối đa là 35,92%, vì nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nợ dưới mức 35,92% làm giảm hiệu quả tài chính. Các giải pháp được đưa ra là:
Thứ nhất, giải pháp giảm nợ được ưu tiên nhất là sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để trả các khoản vay dài hạn, như vậy DN sẽ giảm được chi phí lãi vay và tăng hiệu quả tài chính.
Thứ hai, đối với DN cần thực hiện đầu tư mới hoặc bổ sung vốn có thể sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại thay vì vay thêm vốn, như vậy sẽ gia tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu đối với nợ. Ngoài ra, để gia tăng lợi nhuận biên, DN có thể đầu tư các dịch vụ phụ trợ như ẩm thực, xông hơi, cho thuê xe du lịch,… để gia tăng doanh thu và lợi nhuận trên mỗi khách.
5.3.1.3. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp hơn 35,92%
Kết quả nghiên cứu tại chương 4 cho thấy đa phần các DNDVDL Huế có quy mô nhỏ, tỉ lệ nợ trung bình là 17,26% và 79,17% doanh nghiệp đang sử dụng nợ dưới ngưỡng tối ưu. Thực trạng các DN du lịch nhỏ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch nghèo nàn, lạc hậu, thị phần nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, phục vụ chủ yếu đối tượng khách chi trả thấp. Do đó, các doanh nghiệp nên mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô doanh nghiệp qua phương án vay nợ dưới mức 35,92% để tăng hiệu quả tài chính, và lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhu cầu thiếu hụt nguồn vốn, khó tiếp cận với nguồn vốn nợ vay (Nguyễn Thị Cành, 2008). Trong khi đó việc sử dụng nợ vay sẽ làm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp (vì thường chi phí nợ vay sẽ thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu) đồng thời sẽ mang lại lợi ích từ tấm lá chắn thuế. Các giải pháp được đưa ra là:
Thứ nhất, doanh nghiệp nên chuẩn bị tốt hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính minh bạch, lịch sử giao dịch tốt, thông tin tín dụng không có nợ quá hạn, mục đích vay rõ ràng, kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ tăng cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.
Thứ hai, các doanh nghiệp có thể liên kết, liên doanh với các đối tác đầu tư, hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm để huy động vốn.
Thứ ba, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức cho thuê tài chính, vì đây là hình thức tài trợ có tính an toàn cao và hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt cho ngành lưu trú. Các doanh nghiệp có thể đi thuê lại cơ sở hạ tầng để thực hiện việc mở rộng kinh doanh thay vì đầu tư mới. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không cần phải huy động nợ dài hạn có tài sản thế chấp, giảm thiểu chi phí đầu tư mới và rủi ro
5.3.1.4. Các giải pháp tài chính khác Huy động nguồn vốn chủ sở hữu
Đối với, DN du lịch có nhu cầu tái cấu trúc cơ cấu vốn theo hướng tăng vốn chủ sở hữu để có cơ cấu vốn hợp lý và an toàn hơn.
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp vẫn có hiệu quả tài chính dương thì nguồn lợi nhuận giữ lại là giải pháp được ưu tiên hàng đầu đối với DN thực hiện tái cơ cấu vốn chủ sở hữu. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp là chi phí huy động vốn thấp, vì là vốn của chính DN nên không tốn các khoản chi phí khác. DN có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng chúng mà không gặp phải bất cứ một sự cản trở nào. Để nâng cao nguồn vốn này thì DN phải hoạt động hiệu quả cùng chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý giữa tái đầu tư và thanh toán nợ. DN có lợi nhuận giữ lại lớn có thể dùng để thanh toán các khoản vay nợ và tăng vốn chủ sở hữu để tăng sự tự chủ về tài chính, giảm rủi ro thanh toán.
Thứ hai, DN thực hiện huy động vốn chủ sở hữu bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu, kêu gọi góp vốn liên doanh, liên kết. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển minh bạch hơn và đang thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Sự phát triển của thị trường Upcom đã tạo nhiều cơ hội cho các DN vừa và nhỏ mới niêm yết huy động vốn. Với bản cáo bạch rõ ràng minh bạch và chiến lược kinh doanh triển vọng, DN có thể thu hút sự quan tâm của các NĐT trên sàn chứng khoán. Đối với DNDVDL Huế, giải pháp đối với các DN có chiến lược phát triển dài hạn cần huy động nguồn vốn bên ngoài có thể chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần để mở rộng phương thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy thời gian qua nhiều DN hoạt động hiệu quả hoặc có tiềm năng phát triển được NĐT sẵn sàng góp vốn hoặc mua lại cổ phiếu như Tập đoàn Bitexco mua lại 63% cổ phần Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang. Một ưu điểm khác của việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu là các cổ đông chiến lược mới tham gia vào Hội đồng quản trị và chia sẻ những kinh nghiệm quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN tốt hơn.
Nâng cao khả năng tiếp cận đa dạng kênh nợ dài hạn
Đối với các DNDVDL Huế, đặc biệt các DN quy mô lớn đầu tư tài sản cố định