3.3. Một số kiến nghị
3.3.3. Kiến nghị với cấp Chính quyền ( Ủy Ban Nhân Dân huyện Mỏ Cày Bắc Tỉnh
Tỉnh Bến Tre)
Các cơ quan Nhà nước liên quan cần đưa ra các biện pháp hạn chế tình trạng đẩy giá tạo giá ảo trong thị trường nhà đất nhằm tạo tính ổn định về giá đối với nhà đất. Qua đó, giúp người dân không có tâm lý đầu cơ nhà đất.
Tuy nhiên trên thực tế, không dễ để kiểm soát và ngăn chặn việc hình thành những vấn đề đó, nó luôn có xu hướng hình thành trong nền kinh tế thị trường đang phát triển. Đầu cơ đất luôn để lại những hậu quả lớn cho nền kinh tế. Lạm phát và nợ xấu ngân hàng là hai trong số những hậu quả trầm trọng mà bong bóng đầu cơ bất động sản để lại. Cho nên chính quyền địa phương cần phải quản lý kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn việc hình thành bong bóng bất động sản.
Hoàn thiện hệ thống quản lý hành chính: Ủy ban nhân dân Huyện Mỏ Cày Bắc cần đẩy mạnh quá trình triển khai dự án quản lý hành chính quốc gia bằng công nghệ thông tin hiện đại để có thể quản lý toàn bộ thông tin cá nhân của mọi chủ thể trong xã hội. Nếu hệ thống quản lý hành chính được hoàn thiện thì sẽ giúp cho CBTD dễ dàng thu thập thông tin cá nhân của các khách hàng vay vốn để từ đó có được các thông tin cần thiết trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre trong thời gian tới. Giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre trong giai đoạn 2015 – 2018 kết hợp với những định hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh. Giải pháp đề xuất tập trung vào việc khắc phục những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ở chương 2. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất những kiến nghị nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng tín dụng cho Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre trong thời gian tới từ đó góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh.
KẾT LUẬN
Chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre trong thời gian qua mặc dù được cải thiện và luôn nằm trong giới hạn được giao của Agribank - Chi nhánh tỉnh Bến Tre, song do tăng trưởng tín dụng cũng luôn đi kèm với tình trạng phải chú ý kiểm soát chất lượng tín dụng để không làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng và lợi nhuận của chi nhánh. Mục tiêu của đề tài là nêu bật được những tồn tại, vướng mắc về chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre trong giai đoạn 2015 – 2018, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau trên cơ sở phân tích, tổng hợp các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn:
Thứ nhất, luận văn trình bày tổng quan lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng. Trong đó đề cập các khái niệm, phân loại, vai trò của tín dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng. Luận văn cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM và rút ra bài học cho Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre.
Thứ hai, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre. Đồng thời, cũng nên lên những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong việc quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho chi nhánh. Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện định hướng phát triển của chi nhánh góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Luận văn đã giải quyết cơ bản nội dung mà các vấn đề đặt ra. Mặc dù đã rất cố gắng tuy vậy do thời gian nghiên cứu và các điều kiện khác nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô đóng góp để hoàn thiện luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 15/08/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.
2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2018.
3. Quyết định số 2750/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 10/10/2013 thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Mỏ Cày Bắc Bến Tre.
4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, Tầm nhìn 2030. Truy cập tại http://www.agribank.com.vn/101/786/gioi-thieu/dinh-huong-phat-trien.aspx. (Truy cập ngày 30 tháng 07 năm 2019)
5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Bến Tre triển khai nhiệm vụ kinh doanh 2019. Truy cập tại http://www.agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2019/01/15168/agribank- ben-tre-trien-khai-nhiem-vu-kinh-doanh-2019.aspx. (Truy cập ngày 30 tháng 07 năm 2019)
6. Diễm Quỳnh, “ Agribank Đồng Nai - 30 năm mang phồn thịnh đến khách hàng: Sứ mệnh vì người nông dân ”, Báo Lao động Đồng Nai, Ngày 30 tháng 3 năm 2018.
7. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2016 của Chính phủ về việc
“Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2016, Thông tư 39/2016/TT – NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
9. Bùi Diệu Anh (2012), “Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng
10. Bùi Diệu Anh – Hồ Diệu – Lê Thị Hiệp Thương (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.
11. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Lê Quốc Khánh (2012), Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy”
13. Trịnh Tú Phương (2015), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
14. Vũ Minh Hải (2018), “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn”, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng TP HCM.
15. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 16. Ngân hàng TMCP Á Châu 2013, Quyết định số 912/NVQĐ-KHCN.13 ngày 17/06/2013 về Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng khách hàng cá nhân, QP- 7.25.
17. Nguyễn Minh Kiều 2009, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.
18. Lâm Hồng Sơn 2013, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận Tải, Thành Phố Hồ Chí Minh
19. Wikipedia 2018, truy cập tại <https://vi.wikipedia.org/wiki/chất_lượng> , [truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2019]
Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh