Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 101 - 102)

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay cácdự án thuỷ điện tạ

3.2.8 Một số giải pháp hỗ trợ khác

Giải pháp hạ thấp mức cho vay hoặc phân tán rủi ro: khi không đủ căn cứ để có thể nhận xét hoàn hảo về khách hàng vay vốn, hoặc nhu cầu vốn lớn đối với dự án thuỷ điện có tính khả thi cao, mà nếu cho vay đủ nhu cầu vốn thì sẽ vi phạm quy chế. Trong trường hợp này, nên áp dụng phương án cho vay hợp vốn hoặc đồng tài trợ, tuy nhiên trong trường hợp cho vay theo hình thức hợp vốn hoặc đồng tài trợ, nhiều TCTD cùng tài trợ thì rủi ro giảm thấp, nhưng theo đó lợi nhuận thu được bị hạn chế đối với những dự án chất lượng cao. Mặt khác nếu hạ thấp mức cho vay thì việc đầu tư của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị phá vỡ, khi đó rủi ro có thể ở mức cao hơn nhiều.

Giải pháp tham gia bảo hiểm tín dụng: khi hoạt động bảo hiểm tín dụng được hình thành, phần lớn các rủi ro sẽ chuyển sang bên công ty bảo hiểm, kể cả trong trường hợp phát sinh thêm chi phí.

Giải pháp phân chia, lựa chọn thị trường tín dụng: Phân chia theo những tiêu thức phù hợp với quy mô của Chi nhánh , nhằm đánh giá vừa khái quát vừa cụ thể, từ đó hoạch định chiến lược khách hàng đối với “từng khúc” của thị trường đã được nghiên cứu cho tới kỳ trước mắt và lâu dài, nhằm đạt tới tỷ lệ thấp nhất cho những rủi ro có thể xảy ra (kể cả khi xảy ra thì hoàn toàn kiểm soát và xử lý theo hướng có lợi cho đầu tư tín dụng), kết quả là, lợi ích nhiều mặt của BIDV Gia Lai không bị ảnh hưởng.

- Loại trừ khách hàng, đối tượng đầu tư không hiệu quả: Trong số rất nhiều khách hàng của mình, BIDV Gia Lai có thể loại trừ một số hoặc một nhóm khách hàng, thực hiện một chế độ đặc thù như kiểm soát chặt chẽ, thu hồi nợ, hạn chế tiến tới chấm dứt đầu tư. Mục đích của giải pháp này là mang lại một lượng khách hàng có độ tín nhiệm cao nhất trong thị phần của mình, đẩy nguy cơ rủi ro ra khỏi môi trường đầu tư.

- Bán các khoản nợ xấu: Đối với các khản nợ xấu mà khách hàng gặp khó khăn, chây ỳ trong việc trả nợ, thì chi nhánh nên trình BIDV Việt Nam xem xét cho phép bán nợ, theo đó để đảm bảo lợi ích của chi nhánh thì các khoản nợ nhóm 2 và nhóm 3 áp giá bán tối thiểu không thấp hơn dư nợ gốc và lãi trong hạn của khách hàng. Đối với các khoản nợ nhóm 4 và nhóm 5 giá bán tối thiểu không thấp hơn dư nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)