Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 102 - 105)

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một là, Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động đầu tư cấp tín dụng đối với các dự án thuỷ điện của ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Chính phủ cần sớm ban hành một Nghị định chung về thế chấp, cầm cố tài sản hình thành trong tương lai là nhà máy thuỷ điện sau

các dự án thuỷ điện có phạm vi nằm trên 02 tỉnh thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất như thế nào cho hợp lý, công tác phân bổ các nguồn thu từ thuế (thuế GTGT, phí môi trường rừng, phí khai thác tài nguyên nước mặt...) đối với các dự án thuỷ điện trong trường hợp này như thế nào, hiện nay BIDV Gia Lai đang bị vướng rất nhiều các dự án thuỷ điện nằm trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum nhưng chưa thể hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản là nhà máy thuỷ điện đã hình thành, gây khó khăn rất lớn trong việc hoàn tất tính pháp lý cho tài sản để trích dự phòng khi có rủi cho vay đối với các dự án thuỷ điện nêu trên. Trong nghị định này, Chính phủ cũng cần điều chỉnh hợp lý hành vi thế chấp, hành vi phát mãi, đấu giá tài sản thế chấp. Có như thế mới có thể tháo gỡ ách tắc trong khâu xử lý tài sản thế chấp để ngân hàng mau chóng thu được nợ. Sự đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp luật sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động ổn định, mặt khác đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Hai là, Nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Các cơ quan quản lý ngành điện cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cân đối nhu cầu đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt vào các công trình thuỷ điện ở một số địa phương nhưng hệ thống cơ sở hạ tậng cụ thể là hệ thống đường dây truyền tải điện chưa đáp ứng được công suất nếu tất cả các dự án thuỷ điện trong vùng quy hoạch cùng phát lên lưới điện quốc gia. Nhà nước phải xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế từng địa phương và nhu cầu sử dụng điện trong tương lai từ đó có định hướng đầu tư một cách ổn định, lâu dài như vậy có thể ổn định thị trường, ổn định giá điện, do điện là nhu cầu thiết yếu nên ổn định giá điện sẽ giúp duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đây phải được coi là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của Nhà

nước. Ngoài ra, việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội là cần thiết nhưng không nên quá nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, khó huy động được vốn dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay. Đây là điều kiện để ổn định giá trị tiền tệ, từ đó khuyến khích tiết kiệm, đầu tư, khuyến khích sản xuất. Trên cơ sở đó đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Ba là, Chính phủ cần có chính sách đẩy mạnh phát huy nội lực để chủ động hội nhập. Đây là yếu tố có tính quyết định, cần phải làm để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế nhận thức đúng về hội nhập để chủ động tham gia hội nhập. Từ đó không thờ ơ hoặc không thấy rõ tính bức xúc của hội nhập, ỷ lại và trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải khai thác có hiệu quả và phát huy nội lực, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bốn là, tăng cường các biện pháp Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng; quy mô hoạt động phù hợp với vốn điều lệ, năng lực trình độ quản lý. Thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập đối với các trường hợp vi phạm: buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo... Cần có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng Pháp lệnh kế toán thống kê. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp nhằm xác lập sự lành mạnh của các chủ thể kinh tế trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước cần được Bộ Tài chính cấp đủ vốn hoạt động để vốn vay ngân hàng chỉ là bộ phận hỗ trợ cho doanh nghiệp. Nhờ đó sẽ giải quyết được tình trạng vốn vay ngân hàng chiếm đến 80-90% nguồn vốn hoạt động của một số doanh nghiệp như hiện nay.

Giải quyết được những vấn đề trên chính là một trong những nhân tố tiên quyết tạo nên năng lực cạnh tranh dài hạn, tăng sức mạnh của các doanh nghiệp và cũng chính là sức mạnh của nền kinh tế, là nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)