Phát triển, mở rộng mạng lƣới kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 106 - 109)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC

3.2.5. Phát triển, mở rộng mạng lƣới kênh phân phối

Đối với các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng việc phát triển kênh phân phối cũng đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết bảo đảm sự thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh trên

thị trƣờng. Tại Việt Nam, sau gần 50 năm phát triển, hầu hết các ngân hàng mới chỉ có duy nhất kênh phân phối truyền thống là hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch, việc đa dạng hóa hệ thống kênh phân phối đóng vai trò là một trong những yếu tố làm nên thành công trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, là một nƣớc đang trong quá trình phát triển và hội nhập, nền kinh tế đang có sự đan xen giữa những cái cũ và cái mới, cái hiện đại và cái truyền thống. Điều đó đòi hỏi Vietinbank cần đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm, bảo đảm phù hợp với sự lựa chọn của các đối tƣợng khách hàng.

- Tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển kênh phân phối truyền thống tại hệ thống 164 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch với các sản phẩm truyền thống nhƣ: huy động tiền gửi dân cƣ, cho vay tiêu dùng, các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, dịch vụ kiểu hối

Tại các nƣớc phát triển, trong thập niên 60, hệ thống chi nhánh ngân hàng đã đóng vai trò là kênh phân phối duy nhất tới thị trƣờng, thập niên 70 là sự xuất hiện của ATM, sau đó hệ thống ATM nhanh chóng lan rộng và trở nên phổ biến và là công cụ hữu ích trên thị trƣờng dịch vụ NHBL.

- Tích cực đầu tƣ phát triển mạnh mẽ hệ thống kênh phân phối mới, dựa trên nền tảng phát triển của hệ thống CNTT (kênh phân phối này đã đƣợc đƣa vào sử dụng phổ biến tại các nƣớc phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc). Các kênh phân phối này đang tỏ ra hữu hiệu trong việc giao dịch với khách hàng, do không bị giới hạn về thời gian, không gian và tiết kiệm đƣợc rất nhiều lao động nên có mức phí rất hợp lý và tiện dụng với ngƣời sử dụng. Các sản phẩm chủ yếu đƣợc phân phối trong kênh này chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ: internet banking, phone banking, mobile banking Ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất đó là sự kết hợp hoạt động ngân hàng với Internet, là quá trình phát triển tất yếu của CNTT, điện tử và tin học. Các sản phẩm dịch vụ NHĐT mà Vietinbank cần đẩy mạnh phát triển trong thời gian

tới là:

Phone Banking - dịch vụ ngân hàng qua điện thoại: Khi sử dụng dịch vụ Phone banking, khách hàng có thể tiết kiệm đƣợc thời gian, không cần đến ngân hàng, vẫn có thể thực hiện đƣợc các giao dịch và cập nhật các thông tin về các sản phẩm dịch vụ, cũng nhƣ các thông tin liên quan đến tài khoản hoạt động của mình tại ngân hàng. Để phát triển dịch vụ Phone banking, Vietinbank cần gia tăng các tiện ích cho sản phẩm, cung cấp thêm nhiều dịch vụ, đầu tƣ hệ thống máy móc hiện đại, phần mềm hiện đại, dễ sử dụng và mang tính bảo mật thông tin cao.

Internet Banking: Hệ thống internet ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trong đời sống ngƣời dân, với số lƣợng thuê bao internet tăng trƣởng mạnh mẽ hàng năm, thì đây là sản phẩm có tốc độ phát triển đƣợc đánh giá rất cao trong thời điểm hiện nay. Để phát triển mạnh các dịch vụ internet banking, Vietinbank cần phát triển mạnh mẽ các hình thức quảng bá sản phẩm, đổi mới và nâng cấp hệ thống CNTT, xây dựng hệ thống phần mềm dễ sử dụng và đặc biệt là nâng cao khả năng bảo mật thông tin cho khách hàng.

Mobile banking: Mạng điện thoại di động đã trở thành rất phổ biến, đó là cơ sở quan trọng cho sự khẳng định khả năng cao trong việc thâm nhập thị trƣờng và các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng qua kênh phân phối này sẽ tạo ra sự dính kết giữa khách hàng hiện tại, trong đó có tính tới khả năng cung cấp các dịch vụ tại mọi nơi, mọi lúc cho khách hàng. Đây có thể sẽ là sản phẩm dịch vụ đƣợc đánh giá là sản phẩm chủ đạo của các NHTM trong thời gian tới. Với công nghệ điện thoại Smart phone ngày càng phát triển mạnh mẽ, hệ thống công nghệ 3G tại Việt Nam đƣợc đánh giá là có giá rẻ so với các nƣớc trên thế giới, là điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nƣớc phát triển loại hình dịch vụ này. Có thể khẳng định, Mobile banking là một phƣơng tiện mới phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Khi sử dụng dịch vụ Mobile banking, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn hoặc truy cập trực tiếp vào internet thông qua hệ thống 3G hoặc mạng LAN Wifi, rất thuận tiện trong việc sử dụng, không hề bị bó hẹp bởi không gian và thời gian.

Tại Vietinbank, trong thời gian qua đã triển khai các sản phẩm dịch vụ mobile banking nhƣ: SMS banking, Mobile bank Plus và đã đƣợc khách hàng đánh giá cao. Để phát triển mạnh loại hình dịch vụ này, Vietinbank cần nghiên cứu phát triển mạnh các dịch vụ đa dạng hơn nữa: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, vay vốn thông qua thẻ tín dụng

Callcenter: Đây đƣợc coi là bƣớc tiếp theo của việc tiếp tục giảm chi phí và tăng hiệu quả, tiện ích cho khách hàng; và là công cụ hữu ích trong việc cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng của dịch vụ NHBL. Callcenter có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng của các dịch vụ NHBL, nó giúp hạn chế mặt trái của hệ thống trả lời tự động, bằng sự tƣ vấn bởi các nhân viên ngân hàng. Do vậy, để Callcenter thực sự phát huy tác dụng, đòi hỏi đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của Vietinbank phải đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ, về các sản phẩm dịch vụ và văn hóa giao tiếp trong quá trình chăm sóc khách hàng.

Kênh phân phối mới là công cụ hữu ích giúp ngân hàng tiếp cận khách hàng nhanh, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, đặt ra vấn đề là bảo mật và an toàn, vì đây là rủi ro của dịch vụ ngân hàng và vấn đề chuyên viên kỹ thuật để bảo hành công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)