9. Kết cấu của luận văn
2.4 Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tạ
mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín gia đoạn 2016-2018 2.4.1 Kết quả đạt được
Do sự chỉ đạo của Ban giám đốc cũng như những nổ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Sacombank cũng đạt được những kết quả nhất định:
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán, liên tục tăng trưởng và phát triển mạnh qua các năm.
Thứ hai, triển khai ứng dụng ngân hàng số với hàm lượng công nghệ cao; nâng cấp hệ thống ngân hàng điện tử phiên bản mới cho cả hai kênh Internet Banking và Mobile Banking với nhiều tính năng vượt trội trên nền tảng công nghệ bảo mật hiện đại.
Thứ ba, mạng lưới hệ thống giao dịch rộng khắp, hiện đại giúp khách hàng thuận tiện khi giao dịch. Chuẩn hóa nhận diện thương hiệu, đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sacombank vinh dự nhận 5 giải thưởng từ tổ chức thẻ quốc tế Visa, do những đóng góp mang lại hiệu quả thiết thực dành cho các chủ thẻ nói riêng cũng như cho thị phần thẻ Visa tại Việt Nam nói chung. Thứ tư, đào tạo bài bản đội ngũ nhân viên bán hàng thông qua việc nâng cao trình độ, năng lực bán hàng bằng tổ chức các lớp học nghiệp vụ hàng tháng, hàng quý. Tổ chức các buổi họp bán hàng để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình tác nghiệp.
Thứ năm, phát triển TTKDTM giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khẳng định thương hiệu, mang lại nguồn lợi nhuận ổn định và tăng trưởng qua các năm, đồng thời giảm được các chi phí đáng kể.
Thứ sáu, hệ thống công nghệ thông tin luôn được cải tiến, nâng cấp giúp khách hàng sử dụng dịch vụ hài lòng về chất lượng, bảo mật thông tin và an toàn khi sử dụng các dịch vụ của Sacombank, tạo niềm tin cho khách hàng.
2.4.2 Những hạn chế
Song song với những kết quả đạt được Sacombank vẫn còn những hạn chế nhất định trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt:
Thứ nhất, nguồn lực tài chính ngân hàng còn hạn chế nên trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng như việc ứng dụng công nghệ vào các phương thức thanh toán chưa được đầu tư tốt nhất.
Thứ hai, quy trình, thủ tục đăng ký sử dụng các phương thức thanh toán còn chưa được đơn giản hóa. Các áp ứng dụng từ ngữ còn khó hiểu. Thẻ ngân hàng chưa được đồng bộ hoàn toàn về tính năng như phi tiếp xúc, chip…
Thứ ba, phí khi sử dụng các phương thức thanh toán còn cao chưa thật sự canh tranh so với các ngân hàng bạn. Công tác chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ còn chưa tốt.
Thứ tư, phương thức thanh toán của ngân hàng đa dạng đây là một điểm tốt của ngân hàng, nhưng nó đòi hỏi sự cập nhật thông tin liên tục của nhân viên ngân hàng, tuy nhiên với thời gian giao dịch và lượng khách hàng đông thì việc cập nhật thông tin đôi lúc không kịp, hoặc không cụ thể rõ ràng gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn phương thức phù hợp.
Thứ năm, Thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ POS là phương tiện thanh toán đã được ứng dụng nhiều năm nay. Tuy nhiên công tác marketing đến các cửa hàng lắp đặt còn chưa được đẩy mạnh, chưa phát huy được lợi thế của phương tiện này.
Thứ sáu, các kênh thanh toán vẫn còn tình trạng quá tải. Một số kênh thanh toán vì số lượng giao dịch quá nhiều nên bị nghẽn mạng vào cuối giờ hay những giờ cao điểm, lễ…
2.4.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Hệ thống pháp luật đảm bảo cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nên các chủ thể không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán xét cả từ khía cạnh người tổ chức thanh toán và cả người sử dụng
các dịch vụ thanh toán. Vì vậy, cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể yên tâm và tham gia tích cực vào hoạt động thanh toán. Từ đó mà không ngừng mở rộng và phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng.
Trình độ dân trí thấp, lạc hậu, người dân không am hiểu hoặc hiểu rất ít về thanh toán không dùng tiền mặt, khi đó thanh toán bằng tiền mặt là cách đơn giản và tiện lợi, còn thanh toán không dùng tiền mặt là điều xa vời đối với họ. Tâm lý e ngại, sợ phiền hà với thủ tục ngân hàng, ngại thay đổi dẫn đến việc gặp không ít khó khăn khi triển khai và phát triển các phương thức thanh toán.
Áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng tăng, các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nhau về lãi suất, phí mà còn cạnh tranh về công nghệ, nhân lực.
Nguyên nhân chủ quan
Chất lượng cán bộ nhân viên còn chưa được nâng cao tuyệt đối, vẫn còn một số cá nhân, bộ phận có thái độ không cởi mở, thân thiện với khách hàng, không tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong việc lập và làm thủ tục thanh toán, gây tâm lý ngại sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt ở khách hàng.
Công tác quảng cáo, tuyên truyền cho người dân biết về tiện ích của hình thức thanh toán này còn hạn chế. Một số phương thức thanh toán của ngân hàng chưa tạo được sự khác biệt với các phương thức thanh toán của ngân hàng khác, phí và lãi suất chưa cạnh tranh.
Chưa xây dụng được các chương trình kích thích khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho nhu cầu hàng ngày của mình.
Biết được các yếu tố thực tế tác động đến hoạt động TTKDTM và phân tích những kết quả đạt được cũng như hạn chế của các phương thức trên, đòi hỏi Sacombank cần xem xét để có thể có những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTKDTM của mình.
Kết luận chương 2
Dựa trên cơ sở lý luận tổng quan về TTKDTM nêu ở chương 1, chương này tác giả đã phân tích thực trạng TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2016-2018, đồng thời trình bày các kết quả đạt được, các nguyên nhân và hạn chế còn tồn đọng và khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM. Từ đó làm tiền đề nghiên cứu chương 3, đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTKDTM tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Thanh toán không dùng tiền mặt không những mang lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn mang lại lợi ích cho các NHTM nói chung và ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín nói riêng cũng như cho mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ cho các nhu cầu mỗi ngày của mình. Khi TTKDTM được đẩy mạnh và trở thành một phương thức thanh toán chính trong xã hội thì nó mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy nền kinh tế phát triển, kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp, tiết kiệm được thời gian và mang lại an toàn cho người sử dụng…. Tuy nhiên để đẩy mạnh phát triển hoạt động này cần nhiều sự nổ lực cũng như cần có các giải pháp phù hợp.