.6 Thống kê mô tả các biến trên HNX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 61)

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn

Số quan sát VOL 460,700 4,904,405 677 811,240 58 PRI 15.651 125.026 1.358 22.941 58 VAR 0.001041 0.003130 0.000067 0.000767 58 SIGR 0.030103 0.055945 0.008214 0.011691 58 SIGVOL 454,915 4,853,578 704 809,830 58 LEVG 0.060862 0.6 0 0.10325041 58 MB 0.788762 3.130274 0.042987 0.760211 58 MVE 899.891 9,738.069 8 2,090.650 58 PINST 0.29190 0.89 0 0.29303 58 INST 4.48276 26 0 5.50675 58

Nguồn: thu thập từ dữ liệu giao dịch và báo cáo tài chính doanh nghiệp, phụ lục 2

Căn cứ vào bảng 4.6, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều có 58 quan sát. Phân tích và lập luận tƣơng tự nhƣ trên sàn HOSE, kết quả thống kê mô tả từng biến nhƣ sau:

Thứ nhất là biến VOL, theo thống kê tại bảng 4.6, VOL có giá trị trung bình là 460,700 với độ lệch chuẩn là 811,240, đây là khối lƣợng giao dịch tƣơng đối phù hợp cho khối lƣợng giao dịch bình quân của thị trƣờng, cho thấy các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đảm bảo đƣợc khả năng phản ánh đƣợc mô hình, tuy nhiên độ lệch chuẩn là tƣơng đối lớn cho thấy việc chƣa đồng đều giữa các doanh nghiệp. Bảng 4.6 còn cho thấy mẫu nghiên cứu có doanh nghiệp đạt VOL cao nhất là 4,904,405 cho trƣờng hợp mã KLF (KLF Global) và thấp nhất là 677 cho mã PPE (PVPower Engineering).

Thứ hai là biến PRI, theo thống kê tại bảng 4.6, PRI có giá trị trung bình là 15.7, đây có thể xem là mức giá tƣơng đối hợp lý (tuy là hơi thấp) đại diện trên thị trƣờng chứng khoán, tuy nhiên độ lệch chuẩn là 22.941, độ lệch chuẩn nhƣ vậy là khá lớn cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp. PRI cao nhất là 125.026 (mã SLS của Công ty mía đƣờng Sơn La) và thấp nhất là 1.36 (mã KSK của công ty khoáng sản luyện kim màu), nhƣ vậy doanh nghiệp có PRI cao nhất gấp hơn 90 lần doanh nghiệp có PRI thấp nhất, điều này hàm chứa sự chênh lệch lớn về giá giữa các doanh nghiệp.

Thứ ba là biến VAR, cụ thể theo bảng 4.6, VAR trung bình trên HNX là 0.001041, mã KSK có VAR lớn nhất là với giá trị 0.003130, mã PPE có VAR nhỏ nhất là với giá trị 0.000067 độ lệch chuẩn của biến VAR trên HNX là 0.000767.

Thứ tư là biến SIGR, theo kết quả trong bảng 4.6, mã PPE (PVPower Engineering) có giá trị nhỏ nhất là 0,82%, mã KSK (Công ty khoáng sản luyện kim màu) có SIGR lớn nhất là 5,59%; SIGR trung bình trên HNX là 3,01% với độ lệch chuẩn là 1,16%. Có thể thấy SIGR trên HNX là tƣơng đối lớn.

Thứ năm là biến SIGVOL, theo thống kê trong bảng 4.6. thì SIGVOL trung bình trên HNX là 454,915 đơn vị. Đây là giá trị lớn đối với giá trị SIGVOL, điều này thể hiện mức chênh lệch lớn trong khối lƣợng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu, hàm ý mức độ bất cân xứng thông tin là lớn. Cụ thể mã KLF (KLF Global) có SIGVOL lớn nhất là 4,853,578 đơn vị trong khi mã PPE (PVPower Engineering) có SIGVOL nhỏ nhất là 704. Có thể thấy mức chênh giữa doanh nghiệp có SIGVOL lớn nhất và nhỏ nhất là rất lớn. SIGVOL trung bình trên HNX là 809,830. Đây là giá trị lớn, lớn hơn so với trên HOSE, cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp về tính biến động của khối lƣợng giao dịch.

Thứ sáu là biến LEVG, theo thống kê trong bảng 4.6, LEVG trung bình của 58 doanh nghiệp trên sàn HNX là 6.08% với giá trị chạy từ 0% đến 60%. Mức nợ dài hạn cao nhất là công ty Xây dựng TASCO (HUT) và có 24 doanh nghiệp có LEVG bằng 0% (tức không có nợ dài hạn). Mức trung bình trên HNX là 10,33%.

Thứ bảy là biến MB, theo kết quả thống kê trong bảng 4.6, MB trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu trên HNX là 0.788762, mã có MB cao nhất là DGC (Hóa chất Đức Giang) với MB là 3.130274, mã có MB thấp nhất là KSK (Công ty khoáng sản luyện kim màu) với MB là 0.042987, độ lệch chuẩn MB là 0.760211. Nhƣ vậy có thể thấy thị trƣờng định giá doanh nghiệp thấp hơn giá trị sổ sách, điều này giảm rủi ro khi tham gia thị trƣờng và việc định giá thấp hơn giá trị sổ sách cho thấy mức độ rủi ro bất cân xứng thông tin là không cao.

Thứ tám là biến MVE, theo kết quả thống kê tại bảng 4.6, giá trị thị trƣờng trung bình của các doanh nghiệp trên HNX trong mẫu quan sát là 900 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp có MVE lớn nhất là PVS (Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam) với MVE là 9,738 tỷ đồng, doanh nghiệp có MVE thấp nhất là ASA (Hàng tiêu dùng Asa) với giá trị thị trƣờng là 8 tỷ đồng. Độ lệch chuẩn của MVE trong mẫu quan sát là 2,090 tỷ đồng. Chênh lệch giữa doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất và thấp nhất là rất lớn, điều này cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp.

Thứ chín là biến PINST, trong bảng 4.6, kết quả cho thấy tỷ lệ nắm giữ trung bình của các nhà đầu tƣ tổ chức là 29.2%. Đây là mức nắm giữ tƣơng đối thấp, điều này tiềm ẩn rủi ro bất cân xứng thông tin là thấp do khả năng các tổ chức này nắm quyền chi phối doanh nghiệp là thấp. Mức sở hữu cao nhất là 89% với trƣờng hợp mã VGC (VINACONEX), trong mẫu quan sát có 16 doanh nghiệp không có sở hữu của nhà đầu tƣ tổ chức, độ lệch chuẩn trung bình của mẫu dữ liệu là 29,3%.

Cuối cùng là biến INST, theo kết quả thống kê trong bảng 4.6 số lƣợng các nhà đầu tƣ tổ chức trung bình trong mẫu quan sát 4. Doanh nghiệp có số lƣợng cổ đông là tổ chức nhiều nhất là PVS (Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam) với 26 cổ đông là tổ chức. Trong mẫu nghiên cứu có 16 doanh nghiệp không có cổ đông là tổ chức. Độ lệch chuẩn của biến INST trong mẫu nghiên cứu là 5.50675.

Kết quả so sánh các thống kê trên hai sàn HOSE và HNX đƣợc thể hiện trong bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)