CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn
Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Phước
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới, người viết đề xuất một số giải pháp mà chi nhánh có thể áp dụng như sau:
3.2.1. Giải pháp về quy trình tín dụng
- Quy trình tín dụng cần nhanh gọn, dứt khoát, nhằm rút ngắn thời gian, giảm bớt phiền hà cho khách hàng. Công tác lập hồ sơ tín dụng cũng cần phải giải quyết nhanh chóng đúng theo những cam kết về chất lượng dịch vụ, thời hạn giải quyết hồ sơ đã ban hành.
- Các trường hợp thu nợ nên được trích tự động từ tài khoản thanh toán nhằm giảm bớt thời gian đi lại của KH, sử dụng tiện ích sản phẩm ngân hàng điện tử trích nợ theo định kỳ để trả nợ vay.
- Công tác giải ngân nhanh chóng, kịp thời, làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
- Cán bộ tín dụng cần coi trọng thẩm định kỹ hơn về yếu tố con người, bao gồm: năng lực pháp lý, phẩm chất đạo đức, năng lực tài chính…Bên cạnh dó, không nên quá lệ thuộc vào các số liệu khách hàng cung cấp. Cán bộ tín dụng cần tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm kiểm định lại những thông tin mà khách hàng cung cấp.
- Chi nhánh cần đào tạo cán bộ có chuyên môn cao về thẩm định, đặc biệt là thẩm định hồ sơ vay vốn lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp, đa dạng. Chuyên viên khách hàng phải là người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, không chỉ giỏi về
chuyên môn mà còn phải hiểu về một số lĩnh vực, ngành kinh tế, kỹ thuật nhất định, đặc biệt là nghành nghề lĩnh vực phổ biến tại địa bàn mà Chi nhánh cấp phát tín dụng nhiều.
- Việc nâng cao thêm kiến thức về quy trình, sản phẩm và các kiến thức về nghành nghề lĩnh vực mà KH đang kinh doanh giúp cho Chuyên viên khách hàng nhận diện rủi ro trong công tác thẩm định cũng nhằm tư vấn cho KH trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Vai trò tư vấn Ngân hàng được thể hiện ở chỗ giúp KH xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả, lựa chọn việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm… Đồng thời có cảnh báo KH về rủi ro mà hoạt động kinh doanh có thể gặp phải để có những biện pháp hạn chế rủi ro, bảo đảm dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
3.2.3. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng
- Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu chính xác thực trạng ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng và tình hình tài chính, khả năng phát triển trong tương lai, lấy đó làm cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng
- Định kì cần có cảnh báo các ngành đang tiềm ẩn rủi ro, chất lượng tín dụng đang giảm sút (nợ cơ cấu, nợ quá hạn tăng cao, lãi chưa thu lớn,...) để định hướng cho cán bộ tín dụng hạn chế cho vay mới. Đồng thời đẩy mạnh thu hồi nợ với các khách hàng đang còn dư nợ tại Chi nhánh và có các biện pháp ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
- Đánh giá uy tín trong việc thanh toán nợ vay của khách hàng bằng dịch vụ vấn tin nhóm nợ trong 12 tháng gần nhất thông qua CIC.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng
- Đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng thông qua hệ thống kiểm tra, giám sát khoản vay, nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của khách hàng.
- Có kế hoạch kiểm tra, khảo sát khách hàng vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhằm phát hiện kịp thời hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay để có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn.
3.2.5. Xử lý tốt các khoản nợ quá hạn, nợ xấu
- Giám sát khoản nợ một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ theo định kỳ. Để việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan.
- Đối với các KH nếu có dấu hiệu gặp khó khăn, tình hình tài chính suy giảm, Chi nhánh cần chủ động tiếp cận sớm, phối hợp với KH để tiến hành rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của KH, và cùng KH tìm ra giải pháp xử lý phù hợp, tái tài trợ lại theo kỳ hạn trả nợ phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của KH, làm việc người thân của KH để cùng hỗ trợ nhau giải quyết, đề xuất giảm lãi suất giúp KH vượt qua giai đọan khó khăn.
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo việc phân loại nợ phản ánh đúng chất lượng tín dụng của Chi nhánh, tuyệt đối không che giấu nợ xấu. Đối với nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 phải chủ động phân tích từng khoản vay để biết những thuận lợi, khó khăn trong việc thu hồi nợ và cuối cùng nếu KH không có khả năng tài chính hoặc thiếu thiện chí trả nợ thì tổ chức phát mãi, bán đấu giá để thu hồi nợ gốc và lãi.
- Tiếp tục thực hiện trích đúng, đủ quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành.
3.2.6. Phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
- VietinBank cần nâng cao chất lượng tuyển dụng nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Chú trọng đến các nhân viên trẻ, ham học hỏi, năng động. Bên cạnh đó, VietinBank cần liên kết với
các trường đại học để có thể tìm kiếm những sinh viên giỏi, có chính sách hỗ trợ trong việc học tập nhằm có được thế hệ nhân viên giỏi dự phòng.
- Cần thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo theo nguyện vọng và nhu cầu của từng phòng ban. Đặc biệt, cần chú trọng đến các chương trình đào tạo liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá TSBĐ, đặc biệt là thẩm định giá các máy móc thiết bị chuyên dụng mà cán bộ thẩm định chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều.
- Tổ chức các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ, định kì 06 tháng hoặc hàng năm. Đây là cơ sở để phát hiện những nhân viên giỏi để có chế độ đãi ngộ hợp lý, mặt khác giúp sàng lọc những nhân viên còn thiếu hụt kiến thức, bố trí công việc phù hợp hơn với năng lực nhân viên.
- Cần có chế độ chính sách sử dụng, đãi ngộ đủ hấp dẫn để thu hút sự đóng góp của những người giỏi, có tâm huyết với nghề. Hiện nay cơ chế tiền lương tại chi nhánh vẫn còn mang tính chất bình quân, cào bằng thu nhập, chưa gắn hoàn toàn với hiệu quả công việc. Vì vậy ngân hàng cần xây dựng cơ chế tiền lương, phụ cấp, khen thưởng gắn với những người tạo ra thu nhập chủ yếu để tạo động lực đối với cán bộ làm công tác tín dụng, làm cho họ phấn đấu hết mình vì công việc chung của chi nhánh, lấy việc phục vụ khách hàng làm phương châm hành động.
3.2.7. Nâng cao chất lượng công nghệ, cơ sở vật chất của Ngân hàng
- Công nghệ tốt là nền tảng cho phát triển ngân hàng, đặc biệt là trong công tác tín dụng và nâng cao hiệu quả của quản lý, việc đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng quản lý là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa việc lập tờ trình, quản lý hồ sơ, chuyển hồ sơ cho cấp phê duyệt là việc làm rất cần thiết, giúp cho hoạt động cho vay nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra còn giúp cho việc tìm kiếm, báo cáo được thực hiện chính xác, đầy đủ.
- Nâng cấp hệ thống đường truyền tránh xảy ra trường hợp nghẽn mạng thường xuyên, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc của Ngân hàng.
- Cần phải tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Cải tạo, sửa chữa thêm các PGD đã xuống cấp trên địa bàn mà Chi nhánh quản lý đồng bộ theo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện với KH, trang thiết bị, hình ảnh nội và ngoại thất theo những tiêu chí của bộ nhận diện thương hiệu VietinBank.