Chất lượng dư nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại việt nam (Trang 68 - 69)

Hệ thống quản trị ngân hàng đóng vai trò như là một nguyên nhân quan trọng của các khoản nợ xấu. Một ngân hàng được quản trị tốt và được điều hành một cách hiệu quả sẽ phải xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp với mục tiêu của mình (điều chỉnh được mức cho vay và các điều kiện cho vay) trong điều kiện thị trường hiện tại để giảm các nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Khuyến nghị các biện pháp có thể áp dụng:

- Các ngân hàng cần tập trung nhiều hơn vào công tác thẩm định tín dụng có cơ chế sàng lọc để tránh “lọt” những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của họ trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao.

Một thực tế, rủi ro tín dụng hiện tại chịu tác động bởi rủi ro tín dụng trong quá khứ, việc quản lý tốt rủi ro trong hiện tại sẽ giúp giảm nợ xấu trong tương lai. Với cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn thu chủ yếu, áp lực tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao có thể dẫn đến việc chất lượng nợ suy giảm đẩy nợ xấu tăng và gây tổn hại trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Bên cạnh những nguyên nhân khác làm nợ xấu tăng cao, áp lực tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Ngược lại, ngân hàng nào có suất sinh lời cao là ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh doanh nên tỷ lệ nợ xấu giảm.

- Cần kiểm soát rủi ro tín dụng, đa dạng hóa các khoản vay;

- Sử dụng nghiệp vụ bán nợ, sử dụng các công cụ phái sinh, hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập, hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng quyền chọn trái phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại việt nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)