76 - Sơ đồ bù 12 cấp tại thanh cái sau MBA:
77
CHƯƠNG 4 CHỌN DÂY DẪN VÀ KHÍ CỤ BẢO VỆ 4.1. Cơ sở lí thuyết.
- Cơ sở lí thuyết trong điều kiện vận hành của các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận cách điện khác có thể ở một trong ba chế độ sau: chế độ làm việc lâu dài, chế độ làm việc quá tải, chế độ làm việc ngắn mạch.
- Chế độ làm việc lâu dài: Các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện khác sẽ làm việc tin cậy nếu chúng được chọn theo đúng điện áp định mức.
- Chế độ làm việc quá tải: Trong chế độ làm việc quá tải dòng điện qua khí cụ điện, sứ cách điện và bộ phận dây dẫn điện khác sẽ có trị số lớn hơn giá trị định mức, sự làm việc tin cậy của các phần tử trên được đảm bảo bằng các quy định giá trị và thời gian điện áp hay dòng điện tăng cao mà không vượt quá giá trị cho phép.
- Chế độ làm việc ngắn mạch: Trong tình trạng ngắn mạch, các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện khác vẫn đảm bảo làm việc tin cậy nếu quá trình lựa chọn chúng có các thông số theo đúng điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt.
4.2. Cách chọn dây cáp điện, dây dẫn và thanh cái. 4.2.1. Cách chọn dây cáp điện. 4.2.1. Cách chọn dây cáp điện.
- Tùy vào điều kiện cụ thể mà ta xác định cách đi dây: hở, chôn trong đất, âm trong tường, trên thang cáp…Mỗi kiểu đi dây khác nhau sẽ cho ra một hệ số hiệu chỉnh khác nhau.
Đối với cáp không chôn trong đất.
- Chọn dây hạ thế dựa trên điều kiện phát nóng. Icp ≥ Ilvmax
K
- Việc tính các hệ số hiệu chỉnh như sau: K = K1 x K2 x K3 - Trong đó:
+ K1: Theo nhiệt độ.
78 + K3: Theo kiểu lắp đặt (Tra bảng 3.3). Đối với cáp chôn trong đất.
Icp ≥ Ilvmax K
- Với phương án ta cần xác định hệ số K như sau: K=K4.K5.K6.K7
- Trong đó:
+ K4: Hệ số hiệu chỉnh theo kiểu lắp đặt. Nếu cáp đặt chôn trong đất lấy 0,8 còn lại là 1.
+ K5: Hệ số hiệu chỉnh theo số cáp đặt gần nhau. Nếu không có số liệu, có thể lấy gần đúng trong các tài liệu của các quốc gia theo cách tính tiêu chuẩn IEC.
Bảng 4. 1Hệ số hiệu chỉnh theo số cáp được đặt kề nhau khi chọn dây chôn trong đất K5 Số mạch hoặc cáp đa lỗi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 16 20
Ks 1,00 0,8 0,7 0,65 0,6 0,57 0,54 0,52 0,5 0,45 0,41 0,38 + K6: Hệ số hiệu chỉnh theo loại đất. Hệ số này có giá trị phụ thuộc vào bản chất
của đất như sau:
Bảng 4. 2Hệ số hiệu chỉnh theo loại đất K6
Đất rất ẩm 1,21 Đất khô 1,0
Đất ẩm 1,13 Đất rất khô 0,86
+ K7: Hiệu chỉnh theo nhiệt độ.
4.2.2. Cách chọn thanh cái.
- Lựa chọn tiết diện thanh cái là công việc quan trọng và thường xuyên đối với ngành điện. Mỗi người có một cách chọn khác nhau. Thông thường xảy ra 3 trường hợp:
+ Chọn dây, cáp điện, thanh cái theo tính toán. + Chọn dây cáp điện theo kinh nghiệm.
79
- Chọn dây, cáp điện, thanh cái theo tiêu chuẩn thường được dùng rất nhiều. Vì các tiêu chuẩn này được trình bày dựa vào tính toán kết hợp kinh nghiệm. Việc chọn theo các tiêu chuẩn còn giúp cho việc thiết kế, thi công công trình hợp với các tiêu chuẩn có sẵn.
- Thanh cái khi chọn dùng cho tủ điện cũng tùy theo loại các thiết bị sử dụng. Khi lựa chọn busbar ta thường chọn bề rộng với đầu cực MCCB còn độ dày thì chọn sao cho đạt chuẩn trong các bảng tra. Độ rộng đầu cực MCCB sao cho tiết diện thanh cái là đảm bảo với dòng cho phép.
- Theo tiêu chuẩn IEC 60439, dòng điện và tiết diện dây dẫn, thanh cái từ 400A – 3150A như sau: