Tƣ tƣởng chỉ đạo của việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 76 - 77)

dụng giữa ngân hàng thƣơng mại và cá nhân tại Việt Nam

Qua những phân tích ở chƣơng Hai, có thể thấy thực tế hợp đồng tín dụng là một vấn đề kỹ thuật khá phức tạp dù có bản chất pháp lý đơn giản. Sự phức tạp này đã dẫn đến rất nhiều tranh chấp phát sinh trong thực tế cuộc sống. Điều này cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về hợp đồng tín dụng để nâng cao sự ổn định tài chính của xã hội là rất cần thiết. Các quy định cần phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng ngày càng chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng.

Tuy nhiên, nếu chỉ thắt chặt quy định, liệu có khiến cho thị trƣờng tín dụng bị “thui chột” đi không là điều chúng ta cần suy nghĩ. Bất chấp các vấn đề nhƣ ta đã nêu ra ở trên, thị trƣờng này vẫn là một trong những kênh phân phối vốn vô cùng hiệu quả cho nền kinh tế và mang lại lợi ích to lớn cho các chủ thể trong xã hội.

Nhƣ vậy, mục tiêu của công tác hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng cá nhân trƣớc hết vẫn là quy định ngày càng chặt chẽ, rõ ràng, tuy nhiên cũng cần tính đến nhu cầu phát triển thực tế của các ngân hàng. Nói cách khác, tạo ra khung quy định rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất quan trọng hơn nhiều so với việc tạo ra khung quy định khắt khe nhƣng thiếu sự chặt chẽ, khó áp dụng. Việc duy trì và củng cố các quy định mang tính chất phi thị trƣờng vẫn sẽ là ƣu tiên, nhƣng bắt buộc phải tính đến sự phát triển của thị trƣờng tín dụng.

71

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)