THÔNG TIN TÓM TẮT
DOI:
10.52932/jfm.vi65.210
Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu nhà quản lý đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và Tobin’s Q. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng của 332 công ty từ năm 2007 đến năm 2019 và phương pháp hồi quy System-GMM. Kết quả cho thấy tác động phi tuyến bậc ba giữa cấu trúc sở hữu nhà quản lý đến hiệu quả kinh doanh, hàm ý rằng giả thuyết hội tụ lợi ích và tham quyền cố vị trong hành vi của các nhà quản lý đã dẫn đến mối quan hệ phi tuyến bậc ba của cấu trúc sở hữu nhà quản lý đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và lợi ích của các bên liên quan.
Ngày nhận: 16/06/2021 Ngày nhận lại: 10/08/2021 Ngày đăng: 25/10/2021 Từ khóa: Cấu trúc sở hữu; Cấu trúc sở hữu nhà quản lý;
Hiệu quả kinh doanh.
1. Giới thiệu
Cấu trúc sở hữu là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp được giải thích rõ trong lý thuyết đại diện do Jensen và Meckling (1976) phát triển. Ý tưởng sơ bộ của lý thuyết này bắt nguồn từ nghiên cứu của Berle và Means (1932), cho rằng sự tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong các công ty dẫn đến vấn đề đại diện: trong các công ty này, những nhà quản lý trực tiếp điều hành doanh nghiệp (người đại diện) sở hữu lượng cổ phần ít hơn nhiều so với chủ sở hữu, do đó, những nhà quản lý sẽ có cơ hội
được sự tồn tại một mối quan hệ phi tuyến bậc ba giữa tỉ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.