TRONG THỜI KỲ 2008-2020
Thủy vực và nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thủy sản nội địa, Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn về biển để phát triển thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Với bờ biển dài 3.260km, 12 đầm, phá; 112 cửa sông, lạch, trong đó có 47 cửa có độ sâu từ 1,6-3,0m, dễ đưa tàu cá công suất tới 140CV ra vào khi có thủy triều. Hệ thống 4.000 hòn đảo, đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ an ninh Tổ Quốc. Biển Việt Nam bao gồm: (i) vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000km2; (ii) vùng biển đặc quyền kinh tế rộng một triệu km2. Có nhiều vũng, vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để nuôi thủy sản. Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Hòn Khoai, Thổ Chu, … thuộc những ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác. Diện tích vùng ven biển và vùng biển của Việt Nam gấp 3 lần diện tích đất liền. Trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt Nam được chia thành bốn khu vực môi trường đó là môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt. Với mỗi một môi trường sẽ có những nguồn lợi thủy sản khác nhau làm cho nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
Thủy vực Việt Nam có những vùng chồng lấn tiếp giáp với một số nước như Indonesia, Malaysia, Campuchia... nên thủy sản xuất khẩu cũng phải làm rõ khu vực khai thác mới được thị trường EU chấp nhận.
Sau hơn 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định về chính trị đã tạo tiền đề cho quá trình phát triển
của ngành thủy sản. Hơn nữa, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nguồn lợi thủy sản và là một trong 20 nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 4 về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
3.2.1. Hệ thống chính sách và và cơ chế quản lý xuất khẩu thủy sản
Ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của Chính phủ trong tất cả các lĩnh vực: từ con giống, nuôi trồng, đánh bắt, tiêu thụ, chế biến, vệ sinh thực phẩm, xuất khẩu đến xúc tiến thương mại. Cụ thể:
Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 là văn bản pháp luật
có giá trị pháp lý cao nhất của ngành thủy sản, điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực hoạt động thủy sản bao gồm: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Khai thác và nuôi trồng thủy sản; Chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản; Hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản; Quản lý nhà nước về thủy sản. Cùng với Luật thủy sản, đến nay đã có 8 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản được Chính phủ ký ban hành và đã có hiệu lực.
Về tín dụng cho nông dân, ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản. Nhà nước đã hỗ trợ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất
xuất khẩu thủy sản bằng các chính sách cụ thể như: Nghị định 41/2010 - NĐ- CP ngày 12/4/2010 về tín dụng cho ngư dân; chính sách tín dụng đối với nuôi trồng thủy sản theo văn bản số 1149/TTg-KTKH ngày 08/8/2012; Quyết định số 540/QĐ- TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra ngày 16/4/2014; Nghị định 36/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ngày 29/4/2014; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ chế đảm bảo tiền vay cho các hộ gia đình, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản nói riêng vay vốn không cần thế chấp (tối đa 500 triệu đồng/hộ và 2 tỷ đồng với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản).
Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách trên mang lại hiệu quả chưa cao, nông dân, ngư dân và doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thủy sản vẫn trong tình trạng thiếu vốn chủ yếu là do khó tiếp cận nguồn vốn và hạn mức cho vay thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vay nên gây trở ngại cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.
Về cơ chế chính sách quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên
quan đến quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu để đáp ứng tốt nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường chủ lực của Việt Nam và góp phần tăng trưởng xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, những cơ chế chính sách của Nhà nước còn tồn tại những hạn chế bất cập gây khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp sản xuất thủy sản xuất khẩu như: vướng mắc liên quan đến một số Quyết định tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, làm gia tăng đáng kể các hoạt động kiểm soát, tăng chi phí kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu, thiệt hại về thời gian và làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Về quy hoạch phát triển và xuất khẩu ngành thủy sản.
Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trong đó đề cập đến một số mục tiêu quan trọng cho ngành thủy sản như:
Định hướng đến 2030:
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 9,0 triệu tấn (30% khai thác, 70% nuôi trồng). - Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 20 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 6- 7%/năm giai đoạn 2020-2030.
- Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%. - Khoảng 80% lao động thủy sản qua tập huấn, đào tạo.
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Với ngành thủy sản, tập trung sản xuất đối với các loại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể, khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế.
Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 25/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cụ thể, ngành thủy sản cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu thuyền/nghề khai thác hải sản, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu như tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, cá thu, nhóm cá nổi lớn.
Chỉ thị 12/CT-BCT ngày 28/04/2014 của Bộ Công thương về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Chỉ thị yêu cầu rà soát nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại các thị trường, chính sách nhập khẩu của các nước để đề xuất đàm phán, kí kết các FTA có lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Về chính sách thuế. Nhà nước có những ưu đãi lớn về thuế với ngành thủy sản, được quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2014/NĐ-CP như sau:
- Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.
- Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản. - Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản.
thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Cơ chế, chính sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU nói riêng. Cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời cho xuất khẩu và hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, do đó, để tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới, nhà nước cần bổ sung và chỉnh sửa cơ chế, chính sách một cách đồng bộ để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới cũng như khi EVFTA có hiệu lực.
3.2.2. Thị phần xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU
Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU. Ở khu vực châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng nhẹ và ổn định về giá trị xuất khẩu nhưng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu. Cụ thể:
Giai đoạn 2008-2020, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng 5,92%/năm [53], cao hơn mức tăng trưởng của Thái Lan, Trung Quốc, nhưng thấp hơn Ấn Độ. Là thị trường có dân số già, có nền kinh tế không ổn định và nhu cầu tiêu thụ thủy sản bão hòa, nên tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU biến động không đều qua các năm.
Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp thủy sản cho EU27, chiếm 4% tổng nhập khẩu thủy sản của EU trong năm 2019 [54]. Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU. Ở khu vực châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.1: Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU năm 2019
Nguồn: [52, 54]
Nhìn chung, trên các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam tại EU, thị phần xuất khẩu đều có sự tăng trưởng. Giai đoạn 2008-2020, các thị trường có sự tăng trưởng thị phần là Đức tăng 4,17%, Bỉ tăng 3,26%, Pháp tăng 2,87%. Các quốc gia có sự suy giảm thị phần trong giai đoạn này là Hà Lan giảm 1,53%, Ý giảm 0,7%, Tây Ban Nha giảm 0,59% [41; 53].
Thị phần xuất khẩu sản phẩm tôm của Việt Nam vào thị trường EU: Giai đoạn 2008-2020, thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường EU có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, mỗi năm tăng thêm khoảng 0,76% thị phần. Trong ba nước ở châu Á là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam về sản phẩm tôm, Ấn Độ là quốc gia duy nhất tăng trưởng thị phần. Trung Quốc và Thái Lan có sự suy giảm thị phần, đặc biệt là Thái Lan.
Đặc biệt, năm 2017 Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 với thị phần 11,2% sau Ecuador và đạt vị trí dẫn đầu năm 2018, sau đó thị phần giảm xuống vị trí
Trung Quốc , 7%, 0.07 Mỹ, 4%, 0.04 Việt Nam , 4%, 0.04 Ecuador, 5%, 0.05 Morocco, 5%, 0.05 Na Uy, 26%, 0.26 Các TT khác, 49%, 0
thứ 2 (10,89%) năm 2019 [54]. Trong top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho EU, Việt Nam ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường EU. So với các nguồn cung của đối thủ, tôm xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn về sản lượng, thuế, trình độ chế biến. Việt Nam có tiềm năng đáp ứng thị trường này với sản phẩm chất lượng, các nhà cung cấp linh hoạt và giá cạnh tranh. Trình độ chế biến tôm của doanh nghiệp Việt Nam cao, thuận lợi thâm nhập các hệ thống phân phối lớn của thị trường EU.
Thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường EU: Những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu cá tra của thị trường EU không tăng. Cá tra của Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với các sản phẩm cá thịt trắng tại thị trường này như: cá cod, cá Alaskapollock, cá Hake. Trong khi khối lượng cá tra phi lê đông lạnh của nhập khẩu EU giảm, nhưng khối lượng nhập khẩu cá thịt trắng của thị trường EU tăng, nhất là cá cod, điều này dẫn đến thị phần cá phi lê cùa Việt Nam ngày càng có xu hướng giảm.
Thị phần xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào thị trường EU: Giai đoạn 2008-2020, thị phần cá ngừ của Việt Nam tại thị trường EU còn chưa cao, chưa tương xứng với lợi thế về biển của Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng thị phần đáng kể, trung bình mỗi năm tăng 0,21% thị phần. Trong ba quốc gia ở châu Á, Thái Lan là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam.
Trong giai đoạn từ 2008-2020, Ecuador đang dẫn đầu về xuất khẩu cá ngừ sang các nước EU, đặc biệt tại phân khúc cá ngừ chế biến và đóng hộp. Tiếp đến là Mauritius và Philippines, Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 8 cho thị trường này với thị phần 2,54% năm 2019. (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1: Thị phần xuất khẩu cá ngừ của một số quốc gia vào thị trường EU năm 2016-2019 Đơn vị: % Nguồn cung 2016 2017 2018 2019 Ecuador 13.02 15.78 14.93 15.96 Philippines 3.79 5.58 5.81 5.31 Trung Quốc 0.83 1.57 2.25 2.98 Ghana 4.32 3.05 3.10 2.96 Việt Nam 2.29 2.35 2.22 2.54 Thái Lan 4.10 3.22 2.50 2.11 Inđônêxia 2.61 1.85 2.05 1.99 Nguồn: [54].
Thị phần xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam: EU hiện đang nhập khẩu mực, bạch tuộc từ hơn 50 nước ngoài khối. Trong đó, Peru, Việt Nam, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan và Senegal là sáu nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho thị trường EU. Năm 2020, trong khi nhập khẩu từ bốn nguồn cung chính là Peru, Việt Nam, Trung Quốc và Inđônêxia giảm, nhập khẩu từ các nguồn cung khác lại tăng. Do đó, thị phần xuất khẩu mực, bạch
tuộc của Việt Nam vào thị trường EU năm 2020 bị giảm đáng kể.
3.2.3. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU
Với nguồn lợi thủy sản phong phú, sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng đa dạng hóa. Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác. Các sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc... đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia thành viên của EU. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản có tính bổ sung với nhu cầu tiêu dùng ở thị trường EU.
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU năm 2008 và 2020
Nguồn: [41, 53].