- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã An Phú
- Hiệu quả kinh tế của việc trồng măng Bát Độ trên địa bàn xã An Phú. - Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng măng tre Bát Độ trên địa bàn xã An Phú.
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc trồng măng Bát Độ của hộ nông dân trên địa bàn xã An Phú trong thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu.
Thông tin thứ cấp.
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân, tổ chức về tác động của tín dụng đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp, và các tài liệu liên quan khác, các báo cáo, tổng kết về thực hiện chủ chương và chính sách tài chính tín dụng của địa phương. Những thông tin thống kê về phát triển kinh tế của địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương. Nguồn tài liệu tổng hợp được thu thập từ các báo cáo KT - XH của xã cung cấp, sách báo và các tài liệu có liên quan.
Thông tin sơ cấp.
- Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập. Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ điều tra; Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ măng tre Bát Độ; Thông tin về mối liên kết giữa các tác nhân cung ứng vật tư đầu vào….
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn xã An Phú có tất cả là 14 thôn. Để có được số liệu điều tra trên tôi đã tiến hành phỏng vấn lựa chọ ngẫu nhiên 40 hộ trồng măng Bát Độ trên danh sách của UBND xã cung cấp.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân với phiếu câu hỏi điều tra.
Từ kết quả thu được ta đi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây măng Bát Độ trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây măng Bát Độ tại xã An Phú.