5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương
Thứ nhất: Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích sản xuất, chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp cần phải xác định được thế mạnh để lựa chọn nhà cung ứng sao cho phù hợp với xu hướng, đồng thời phải nắm bắt những gì thị trường trong nước và quốc tế cần. Từ đó, đặt ra những kế hoạch cạnh tranh mới để phát triển của riêng doanh nghiệp mình mang lại hiệu quả kinh doanh. Thứ hai: Nhà nước cần có các chính sách nhằm khuyến khích khả năng tự chủ, năng động của các doanh nghiệp trong công tác huy động và sử dụng vốn, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho nhà đầu tư
Thứ ba: Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý: Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý và có các chính sách cùng các văn bản hướng dẫn, giúp doanh nghiệp có hệ thống quản lý tài chính để các doanh nghiệp này hiểu rõ, hiểu sâu từđó tự mình hoàn thiện công tác quản trị tài chính của mình. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hoạch toán kinh doanh, lập báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình. Thứ tư: Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc sẽ tụt hậu và trượt khỏi quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại phá sản. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phức tạp tồn tại nhiều quan điểm khác nhau do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp, là một nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.