Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty tnhh kiểu việt (Trang 91 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH

Kiểu Việt trong thời gian tới

Như đã trình bày trong phần đánh giá chung trong chương 2, hiện quả hoạt động của Công ty TNHH Kiểu Việt bên cạnh đã được được một số thành tựu thì vẫn tồn tại 3 hạn chế lớn mà theo ý tác giả Lãnh đạo Công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới. Trong phần này, tác giả sẽ tập trung đề xuất 2 giải pháp lớn nhằm khắc phục 3 hạn chế lớn trên. Việc 2 giải pháp này được đề xuất dựa trên cơ sở kết quả phân tích chuyên sâu, không chỉ phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2016-2021 mà còn phân tích trên cơ sở so sánh với thông tin trung bình ngành, và có sự đầu tư nghiên cứu của tác giả nên hy vọng sẽ được Lãnh đạo Công ty xem xét áp dụng trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty hơn nữa.

Giải pháp 1: thực hiện kiểm soát nhằm duy trì tỷ trọng của chi phí so với doanh thu ở mức hợp lý trung bình ngành và ổn định qua các năm, từ đó, gia tăng lợi nhuận và các chỉ số phản ánh lợi nhuận của Công ty.

- Căn cứ đề xuất giải pháp:

Dựa trên kết quả phân tích trong chương 2 cho thấy mặc dù trong giai đoạn 2016-2020 doanh thu của Công ty có tốc độ gia tăng cao qua các năm nhưng vì việc kiểm soát chi phí không hiệu quả, chi phí có tốc độ tăng luôn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, nên đã làm giảm tốc độ tăng của lợi nhuận. Từ đó, ảnh hưởng đến việc cải thiện nhóm các tỷ số phản ảnh khả năng sinh lời của Công ty qua các năm.

- Nội dung thực hiện giải pháp:

Khi thực hiện giải pháp cần có sự tập trung, trọng tâm trọng điểm, mới đem lại hiệu quả cao. Thật vậy, trong 3 hoạt động của Công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chính, quyết định đến hiệu quả hoạt động của Công ty khi doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động này đóng góp đến gần 99%. Do đó, tác giả cho rằng Công ty cần chú trọng thực hiện việc kiểm soát chi phí hàng đầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhằm nắm rõ hơn về chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2016-2021 chúng ta cần xem xét thông tin được cung cấp bởi bảng 3.1 sau đây.

Bảng 3.1. Thống kê tỷ trọng các khoản mục chi phí kinh doanh so với doanh thu của Công ty TNHH Kiểu Việt giai đoạn 2016-2021

ĐVT: Đồng

STT Khoản mục 2016 2017 2018 2019 2020 2021

1 Doanh thu thuần 70.232.785.103 99.714.077.258 98.570.574.184 127.428.605.650 168.669.549.387 111.199.695.968

2 Giá vốn hàng bán 63.796.152.415 91.691.664.110 90.981.290.736 120.036.791.299 159.824.077.063 102.355.300.083

Tỷ trọng 90,84% 91,95% 92,30% 94,20% 94,76% 92,05%

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu 36.159.551.477 55.032.347.609 56.342.953.078 82.571.373.024 24.728.422.370 1.019.011.925

Tỷ trọng 51,49% 55,19% 57,16% 64,80% 14,66% 0,92%

- Chi phí nhân công 26.337.294.414 34.946.402.617 33.266.335.434 34.488.611.735 8.110.875.828 6.087.341.810

Tỷ trọng 37,50% 35,05% 33,75% 27,07% 4,81% 5,47%

- Chi phí khấu hao tài sản cố

định 1.067.538.334 1.431.330.288 1.154.090.311 1.470.979.821 243.183.333 1.408.317.374

Tỷ trọng 1,52% 1,44% 1,17% 1,15% 0,14% 1,27%

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 168.558.684 216.229.646 206.639.186 1.435.471.538 126.681.139.895 93.840.628.974

Tỷ trọng 0,24% 0,22% 0,21% 1,13% 75,11% 84,39% - Chi phí khác bằng tiền 63.209.507 65.353.950 11.272.727 70.355.181 60.455.637 0 Tỷ trọng 0,09% 0,07% 0,01% 0,06% 0,04% 0,00% 3 Chi phí bán hàng 371.012.578 229.109.673 572.762.255 587.389.316 326.555.918 311.660.242 Tỷ trọng 0,53% 0,23% 0,58% 0,46% 0,19% 0,28% 4

Chi phí quản lý doanh nghiệp

4.624.128.796 6.891.107.778 6.710.517.981 6.433.777.602 8.275.085.161

7.618.230.367

Tỷ trọng 6,58% 6,91% 6,81% 5,05% 4,91% 6,85%

Theo số liệu từ bảng 3.1 cho thấy, trong chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tổng doanh thu, trung bình chiếm đến 92,68%. Trong giai đoạn 2016-2020, Công ty luôn có xu hướng phát sinh chi phí giá vốn hàng tăng qua các năm với tốc độ tăng luôn cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Chính vì nguyên nhân này đã dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận cũng như nhóm tỷ số khả năng sinh lời của Công ty có xu hướng sụt giảm. Chỉ riêng năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ tác động của dịch bệnh Covid 19 đã làm cho doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sụt giảm nghiêm trọng, giảm đến 34%, nhưng vì Công ty đã đưa ra các giải pháp phù hợp tiết kiệm chi phí, làm cho chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sụt giảm nhiều hơn so với doanh thu thuần, giảm đến 34,52%, từ đó gia tăng lợi nhuận sau thuế và nhóm các tỷ số khả năng sinh lời của Công ty.

Thật vậy, nếu như khi xem xét số liệu thống kê từ năm 2016 đến năm 2021 chúng ta thấy dường như Công ty rất chú trọng việc gia tăng doanh thu mà không quan tâm đến việc kiểm soát chi phí, vì vậy, lợi nhuận công ty có tăng lên nhưng luôn có tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với doanh thu. Hiệu quả hoạt động được xác định dựa trên sự cân đối giữa doanh thu và chi phí. Sự cải thiện hẵn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2021 là minh chứng cần có sự cân đối giữa doanh thu và chi phí. Theo đó, tác giả cho rằng Công ty cần kiểm soát chi phí tốt hơn nữa bằng cách luôn cố gắng duy trì tỷ trọng chi phí trên doanh thu ở mức phù hợp nhất. Theo số liệu thống kê ở bảng 3.1, tổng chi phí chiếm đến 99,28% doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì làm sao lợi nhuận có thể cao được. Trong đó, giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm trung bình 92,68%), tiếp đến là chi phí quản lý (chiếm trung bình 6,18%) và cuối cùng là chi phí bán hàng (chiếm trung bình 0,38%). Với thông tin này việc kiểm soát nhằm giảm chi phí nên bắt đầu từ chi phí giá vốn hàng bán đến chi phí quản

lý doanh nghiệp. Theo thông tin tính toán từ mặt bằng chung của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng và của Công ty CP xây dựng 47, công ty hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định, thì tỷ trọng trung bình so với doanh thu thuần của chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm lần lượt là 86% và 4%. Dựa vào thông tin này, theo tác giả, nếu Công ty cố gắng kiểm soát tỷ trọng của chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp về mức trung bình ngành trong những năm tới sẽ hứa hẹn đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng và hiệu quả hoạt động nói chung của Công ty tăng lên rất nhiều.

- Kết quả dự kiến đạt được khi thực hiện giải pháp:

Nhằm phản ánh kết quả dự kiến đạt được khi thực hiện giải pháp, tác giả giả định sử dụng thông tin về doanh thu và các khoản mục khác mà Công ty đã đạt được trong giai đoạn 2016-2021, sau đó điều chỉnh sử dụng tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp theo mức trung bình ngành, lần lượt là 86% và 4%. Trong trường hợp với giả định đưa ra mà Công ty đạt được lợi nhuận sau thuế cũng như hệ thống các chỉ số phản ánh lợi nhuận đều được cải thiện thì chứng tỏ giải pháp này nên được thực hiện trong thời gian tới.

Bảng 3.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Kiểu Việt giai đoạn 2016-2021 nếu thực hiện giải pháp kiểm soát chi phí

ĐVT: Đồng

Khoản mục 2016 2017 2018 2019 2020 2021

1. Doanh thu BH&CCDV 70.232.785.103 99.714.077.258 98.570.574.184 127.428.605.650 168.669.549.387 111.350.152.332

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 150.456.364

3. Doanh thu thuần về BH&CCDV

70.232.785.103 99.714.077.258 98.570.574.184 127.428.605.650 168.669.549.387 111.199.695.968

4. Giá vốn hàng bán 60.400.195.189 85.754.106.442 84.770.693.798 109.588.600.859 145.055.812.473 95.631.738.532

5. Lợi nhuận gộp BH&CCDV 9.832.589.914 13.959.970.816 13.799.880.386 17.840.004.791 23.613.736.914 15.567.957.436

6. Doanh thu hoạt động tài chính 18.325.079 25.063.064 116.329.037 34.188.111 22.709.071 40.935.651

7. Chi phí tài chính 686.334.170 365.031.683 6.487.111 151.502.120 86.162.466 473.305.076

- Trong đó: Chi phí lãi vay 684.334.170 365.031.683 0 45.450.636 51.697.480 23.665.254

8. Chi phí bán hàng 371.012.578 229.109.673 572.762.255 587.389.316 326.555.918 311.660.242 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.809.311.404 3.988.563.090 3.942.822.967 5.097.144.226 6.746.781.975 4.447.987.839

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

5.984.256.841 9.402.329.434 9.394.137.089 12.038.157.240 16.476.945.626 10.375.939.930

11. Thu nhập khác 0 886.313.763 0 228.773 0 55.222.800

12. Chi phí khác 9.990.782 189.567.100 0 8.945.628 0 20.000.000

13. Lợi nhuận khác -9.990.782 696.746.663 0 -8.716.855 0 35.222.800

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

5.974.266.059 10.099.076.097 9.394.137.089 12.029.440.385 16.476.945.626 10.411.162.730

15. Thuế TNDN 168.211.625 254.628.713 146.666.306 101.933.312 93.960.034 123.411.717

Dựa trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Kiểu Việt giai đoạn 2016-2021 nếu thực hiện giải pháp kiểm soát chi phí, ta lập bảng so sánh kết quả đạt được giữa thực tế và nếu thực hiện giải pháp đối với lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu sinh lời.

Bảng 3.3. So sánh kết quả kinh doanh Công ty TNHH Kiểu Việt giai đoạn 2016-2021 nếu thực hiện giải pháp kiểm soát chi phí

ĐVT: Đồng

Lợi nhuận sau thuế ROS ROA ROE

Năm Thực tế Nếu thực hiện

giải pháp Thực tế Nếu thực hiện giải pháp Thực tế Nếu thực hiện giải pháp Thực tế Nếu thực hiện giải pháp

2016 595.279.816,00 5.806.054.434,30 0,85% 8,27% 1,17% 11,44% 6,18% 60,27% 2017 1.004.345.028,00 9.844.447.383,80 1,01% 9,87% 1,44% 14,13% 9,67% 94,83% 2018 269.178.832,00 9.247.470.783,40 0,27% 9,38% 0,33% 11,38% 1,54% 52,76% 2019 142.683.257,00 11.927.507.073,00 0,11% 9,36% 0,16% 13,22% 0,59% 49,31% 2020 86.417.816,00 16.382.985.591,70 0,05% 9,71% 0,09% 17,71% 0,36% 67,42% 2021 393.946.934,00 10.287.751.012,80 0,35% 9,25% 0,41% 10,80% 1,09% 28,59%

Trên cơ sở kết quả tính toán đạt được khi thực hiện giải pháp ở bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận và các chỉ số phản ánh lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2016 - 2021 có sự cải thiện rất nhiều nếu như Công ty chú trọng việc kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp theo mức trung bình ngành.

Giải pháp 2: sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc huy động nợ vay để làm gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

- Căn cứ đề xuất giải pháp:

Dựa trên thông tin về cơ cấu nguồn vốn cho thấy Công ty chủ yếu khai thác nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn chiếm dụng, Công ty rất hạn chế vay vốn. Ngoài ra, thông tin về nhóm tỷ số khả năng thanh toán cho thấy Công ty luôn duy trì khả năng đảm bảo thanh toán, nhất là hệ số thanh toán lãi vay của Công ty luôn gia tăng và duy trì ở mức rất cao so với trung bình ngành xây dựng. Việc duy trì sức mạnh nguồn vốn chủ sở hữu là điều tốt nhưng nếu không biết khai thác nguồn vốn vay cũng như lợi ích từ đòn bẩy tài chính dựa trên nợ vay sẽ không tạo ra sự gia tăng mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do đó, theo tác giả, Công ty cũng nên quan tâm đến khía cạnh này bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc huy động nợ vay để làm gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

-Nội dung thực hiện giải pháp:

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính để khếch đại mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu chỉ nên áp dụng khi Công ty có sự gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cao. Trong trường hợp ngược lại, tác động của đòn bẩy tài chính sẽ tạo ra sự sụt giảm mạnh mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy, trước khi áp dụng giải pháp sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc huy động nợ vay để làm gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì Công ty cần thực hiện tốt giải pháp 1. Sau khi kiểm soát tốt chi phí làm gia tăng lợi

nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), đồng thời duy trì đảm bảo khả năng thanh toán như hiện nay thì bước tiếp theo Công ty nên thực hiện giải pháp 2.

Ngoài ra, dựa vào thông tin bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong nhưng 3 năm 2019, 2020 và 2021 (xem bảng 2.2) cho thấy chi phí tài chính của Công ty luôn cao hơn doanh thu hoạt động tài chính. Đặc biệt, trong năm 2021 chi phí tài chính phát sinh cao gấp 11,56 lần so với doanh thu hoạt động tài chính. Tuy vậy, mặc dù chi phí hoạt động tài chính của Công ty phát sinh rất cao nhưng chi phí lãi vay của Công ty lại rất thấp, trong khi đó chi phí lãi vay mới là chi phí hợp lý hợp lệ được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì điều này nên thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty nộp luôn duy trì ở mức rất cao, trung bình trong 3 năm này thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty chiếm đến 39,2% trong khi đó mức thuế suất hiện hành chỉ 20%. Theo tác giả, Công ty cần kiểm soát chặt hơn chi phí tài chính, hạn chế những khoản chi phí tài chính không được chấp nhận giảm thuế và nên gia tăng chi phí lãi vay.

- Kết quả dự kiến đạt được khi thực hiện giải pháp:

Để đánh giá hiệu quả của giải pháp, tác giả sẽ sử dụng dữ liệu tài chính của Công ty năm 2021 với điều kiện là Công ty đã sử dụng hiệu quả biện pháp kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp về mức trung bình ngành. Sau đó, Công ty thực hiện tiếp các bước tiếp sau với kết quả đạt được dự kiến như sau:

+ Công ty giảm các khoản chi phí tài chính không cần thiết, gia tăng tỷ lệ lãi vay so với chi phí tài chính năm 2021 bằng với năm 2020. Nếu thực hiện điều này Công ty có thể gia tăng lãi vay năm 2021 lên 260.317.792 đồng. + Từ mức lãi vay được tăng lên 260.317.792 đồng, kết hợp với lãi suất vay dài hạn giả định là 8%/năm Công ty sẽ gia tăng nợ vay dài hạn và giảm tương ứng vốn chủ sở hữu xuống 3.253.972.398 đồng.

+ Việc gia tăng chi phí lãi vay giúp cho Công ty giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp 52.063.558 đồng. Theo đó, số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 từ 123.411.717 đồng sẽ giảm còn 71.348.159 đồng.

+ Vì thuế thu nhập giảm nên lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên từ 10.287.751.012,80 đồng nếu chỉ thực hiện giải pháp 1 thành 10.339.814.571 đồng nếu thực hiện thêm giải pháp 2.

+ Việc gia tăng lãi vay làm chỉ hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty giảm nhưng theo kết quả tính toán hệ số này lên đến 37,6, hệ số này của Công ty cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành xây dựng. Sự đảm bảo về khả năng thanh toán lãi vay kết hợp với lợi nhuận sau thuế tăng nhưng vốn chủ sỡ hữu lại giảm đã làm cho ROE của Công ty nếu áp dụng thêm giải pháp 2 tăng từ 28,59% lên 30,1%.

Rõ ràng với kỳ vọng Công ty áp dụng 2 giải pháp đề xuất, ROE của Công ty sẽ tăng hơn 26 lần. Trong trường hợp không đạt được kỳ vọng trên thì ROE của Công ty vẫn có thể cải thiện rất nhiều.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty tnhh kiểu việt (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)