9. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Quản lý hoạt động học tập môn Sinh học của học sinh theo định
Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động tồn tại song song với hoạt động dạy của ngƣời thầy. Do vậy, quản lý hoạt động học tập môn Sinh học của học sinh có vai trò hết sức quan trọng trong quy trình quản lý chất lƣợng dạy học. Các nội dung quản lý hoạt động học của học sinh bao gồm:
- Quản lý nề nếp, động cơ, thái độ học tập của học sinh
Nề nếp học tập, kỷ luật học tập của học sinh là những quy định cụ thể về thái độ, hành vi ứng xử của ngƣời học sinh nhằm làm cho hoạt động học tập diễn ra có hiệu quả. Nề nếp, thái độ học tập của học sinh sẽ quyết định nhiều đến kết quả học tập. Vì vậy, ngƣời quản lý và giáo viên cần xây dựng đƣợc nề nếp học tập thông qua điều lệ, nội quy nhà trƣờng và lớp học:
+ Phải xây dựng cho học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ. Ngƣời giáo viên phải là ngƣời giúp các em hƣớng tới những ƣớc mơ, hoài bão, sống có lý tƣởng. Từ đó, các em sẽ xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
+ Giúp học sinh có những thói quen, nề nếp trong những hoạt động ở nhà trƣờng.
+ Có ý thức sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ Có ý thức tự phấn đấu rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, tự hoàn thiện mình. + Xây dựng đƣợc nề nếp về khen thƣởng, kỷ luật, chấp hành kỷ cƣơng, nề nếp, nội quy học tập cho học sinh.
- Quản lý việc giáo dục phƣơng pháp học tập cho học sinh
Phƣơng pháp học tập là yếu tố quyết định chất lƣợng học tập của ngƣời học, vì vậy việc quản lý, giáo dục phƣợng pháp học tập cho học sinh cần phải đạt đƣợc những yêu cầu tối thiểu sau:
+ Làm cho học sinh hiểu đƣợc phƣơng pháp, kỹ năng chung của hoạt động học tập, kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn.
+ Giúp học sinh có phƣơng pháp học tập ở lớp. + Giúp học sinh có phƣơng pháp tự học ở nhà. - Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí
Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phải đƣợc tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm lý, sức khỏe của học sinh. Điều này đòi hỏi hiệu trƣởng phải có sự cân nhắc, tính toán, điều khiển cân đối giữa các hoạt động trong từng tháng, từng học kỳ, năm học đảm bảo học sinh hứng thú để học tập nhƣng tránh tình trạng lôi kéo học sinh vào những hoạt động, những phong trào đề ra một cách tùy tiện, không mang tính chất giáo dục gây ảnh hƣởng đến việc học tập, rèn luyện của các em, gây xáo trộn chƣơng trình và kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng.
- Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu cần thiết trong quản lý của Hiệu trƣởng. Điểm số của học sinh phải đƣợc cập nhật, các bài kiểm tra viết phải đƣợc trả cho học sinh đúng thời gian quy định của ngành giáo dục, mỗi bài kiểm tra trƣớc khi công bố điểm giáo viên phải xem xét kỹ lƣỡng, có lời nhận xét, phát hiện các lỗi khi học sinh mắc phải, chữa tại lớp để rút kinh nghiệm. Phát hiện những bài làm có ý tƣởng hay, biểu dƣơng những bài làm có kết quả tốt. Căn cứ vào sổ điểm của lớp, công tác dự giờ thăm lớp, hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ chuyên môn phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh thƣờng xuyên hàng tuần, hàng tháng. Từ đó, có sự so sánh để thấy đƣợc sự chuyển biến của chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Nội dung cần tập trung chủ yếu những vấn đề sau:
+ Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự chuyên cần và tính kỷ luật trong học tập.
+ Kết quả học tập các môn học, điểm số, tiến độ kiểm tra của giáo viên theo phân phối chƣơng trình, số lần điểm/môn, nhận xét đánh giá của giáo viên bộ môn phụ trách về mức độ tiến triển kết quả học tập của học sinh.
+ Chất lƣợng học tập của học sinh ở các môn học, các yêu cầu, kỹ năng đạt đƣợc của học sinh ở các môn học.
+ Những kết quả sau khi phân tích sẽ giúp cho hiệu tƣởng thấy rõ thêm hoạt động dạy học, trên cơ sở đó có những quyết định quản lý kịp thời chính xác.
hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong không gian và thời gian tƣơng đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà. Vì vậy, hiệu trƣởng cần phải tổ chức phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, Bí thƣ Đoàn trƣờng và gia đình học sinh, nhằm đƣa hoạt động học tập của học sinh vào nề nếp chặt chẽ ngay từ trong nhà trƣờng đến lớp rồi đến gia đình. Thông qua các hoạt động cụ thể của nhà trƣờng, giúp các em phát huy vai trò tự giác tích cực, tự quản các hoạt động của mình. Đồng thời thông qua hoạt động cần động viên, khích lệ kịp thời tinh thần học tập tiến bộ của các em một cách thƣờng xuyên nhằm thúc đẩy sự cố gắng vƣơn lên của các em, nâng cao chất lƣợng học tập theo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Sự phối hợp giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội là một hoạt động rất cần thiết. Điều này, giúp chúng ta thống nhất đƣợc phƣơng pháp giáo dục, có đƣợc thông tin phản hồi về tình hình học tập của học sinh.
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh là một yêu cầu không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục. Nếu quản lý tốt hoạt động này sẽ tạo đƣợc ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện tu dƣỡng, các em sẽ có thái độ học tập, xác định đƣợc động cơ học tập đúng đắn. Từ đó, góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trƣờng nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung.
1.4.3.Quản lí môi trường dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để nhà trƣờng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong quá trình nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ dạy và học của nhà trƣờng là hệ thống các phƣơng tiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đƣợc sử dụng để phục vụ cho việc dạy học của nhà trƣờng ( trƣờng, phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn, thƣ viện, phòng thí nghiệm).
Việc quản lý cơ sở vật chất trong nhà trƣờng phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu cơ bản là:
+ Phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học, cơ sở vật chất phải đƣợc sử dụng có hiệu quả, tổ chức quản lý tốt việc sử dụng,
bảo quản, đầu tƣ mới cơ sở vật chất trong nhà trƣờng. Nhƣ vậy, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đƣợc xem nhƣ một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Tăng cƣờng cơ sở vật chất và từng bƣớc hiện đại hóa nhà trƣờng (lớp học, sân chơi, bãi tập máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thƣ viện, và đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực đào tạo của ngƣời học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay’’.
Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động dạy môn Sinh học theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học bao gồm: Các quy định của Bộ, Sở GD&ĐT; các chế độ chính sách đối với nhà giáo; môi trƣờng làm việc; sự phối hợp tốt với các lực lƣợng xã hội trong công tác giáo dục; tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phƣơng; điều kiện CSVC, phƣơng tiện dạy học là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng dạy học, quản lý HĐDH của Hiệu trƣởng.
1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông