7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN của thị xã Hoài Nhơn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục, cụ thể:
Một là, các văn bản hiện nay đƣợc sử dụng chủ yếu nói đến quản lý đầu tƣ nói chung, trong đó có một số văn bản đi vào cụ thể hóa các nội dung về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc quản lý các dự án đầu tƣ phát triển đô thị. Hệ thống các văn bản nhƣ quy chế quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN, quy chế đấu thầu, các định mức và các đơn giá xây dựng, các điều kiện đầu tƣ liên quan đến quản lý dự án XDCB bằng NSNN vẫn chƣa đƣợc chú trọng trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, vì vậy, chƣa tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN trên địa bàn thị xã.
65
Hai là, các nội dung về quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ XDCB bằng NSNN vẫn đang là nội dung nhỏ trong bản chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ chung của địa phƣơng, chƣa có văn bản cụ thể về chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch đầu tƣ XDCB bằng NSNN một cách chi tiết.
Ba là, cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các dự án đầu tƣ XDCB bằng NSNN với các cơ quan ban ngành có liên quan trên địa bàn chƣa thực sự phát huy tác dụng. Trong quá trình thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB, sự phối hợp giữa các sở, ngành, các chủ đầu tƣ với các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phƣơng chƣa chặt chẽ.
Bốn là, công tác thẩm tra thiết kế, dự toán đã đƣợc phân cấp cho thị xã thực hiện thẩm tra nhƣng tiến độ thẩm tra, dự toán còn chậm. Một số dự án đƣợc thực hiện không gắn với chiến lƣợc đã đề ra và không gắn với mục tiêu phát triển chung cốt lõi của thị xã Hoài Nhơn. Một số bƣớc trong quy trình thẩm định dự án bị đảo ngƣợc. Công tác thẩm định dự án cũng chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm đúng mức, các quy trình thẩm định, phê chuẩn dự án cũng chƣa đƣợc xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, các chủ đầu tƣ ấn định một chi phí sử dụng vốn của dự án quá thấp nên dẫn đến hiệu quả dự án còn kém.
Năm là, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTXDCB bằng NSNN còn nhiều bất cập, nhiều bộ phận với trách nhiệm, nhiệm vụ chồng chéo dẫn đến hiệu quả các dự án bị hạn chế.Tốc độ giải ngân một số nguồn vốn liên quan đến các dự án đầu tƣ trọng điểm XDCB bằng nguồn NSNN còn thấp nhƣ nguồn vốn vay ứng trƣớc từ ngân sách TW, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ.Một số nguồn vốn do UBND các xã, phƣờng làm chủ đầu tƣ có sự đóng góp của ngƣời dân tiến độ lập hồ sơ quyết toán còn chậm.