7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2. Cơ sở lí luận quản lý nhà nƣớc về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm, sự cần thiết và chức năng quản lý nhà nước về ngành trồng trọt
1.2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm quản lý nhà nước
QLNN là hoạt động của nhà nƣớc trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nƣớc. QLNN là tác động mang tính điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nƣớc, thông qua các công cụ pháp luật, chính sách do nhà nƣớc đặt ra nhằm hƣớng hoạt động và hành vi của con ngƣời đi đúng quỹ đạo, tạo nên sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý trong quá trình phát triển.
Nhƣ vậy, từ những quan niệm trên, có thể hiểu: QLNN là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước với mục đích ổn định và phát triển đất nước.
* Khái niệm quản lý nhà nước về trồng trọt
trồng trọt: QLNN về trồng trọt là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… của hệ thống cơ quan QLNN từ trung ương đến địa phương đối với lĩnh vực trồng trọt trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của NTT để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất.
1.2.1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về ngành trồng trọt
Sản xuất NTT giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, thu hút sự tham gia của gần 70% nguồn lực lao động xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới, sản xuất NTT đã có những bƣớc phát triển quan trọng, góp phần đƣa nƣớc ta từ nƣớc phải nhập khẩu lƣơng thực trở thành nƣớc xuất khẩu lƣơng thực nói riêng cũng nhƣ nông sản nói chung, hàng nông sản Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trƣờng nông sản thế giới. Sản xuất NTT hiện đóng góp trên 50% GDP và trên 50% KNXK của toàn ngành nông nghiệp, SXTT không chỉ góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lƣơng thực mà còn tạo sự ổn định chính trị xã hội.
Trong thời gian qua, NTT Việt Nam đã có những cơ hội lớn nhƣ:
Một là, Việt Nam đã ký kết hàng loạt các Hiệp định nhƣ Hiệp định Thƣơng mại thế giới (WTO), Hiệp định Thƣơng mại Tự do (FTA), Khu mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định thƣơng mại tự do (CPTPP, EVFTA) sẽ là cơ hội cho hàng hóa nông sản mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Năm 2018, giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp đạt trên 36,37 tỷ USD, trong đó lĩnh vực trồng trọt là 18,98 tỷ USD; trong 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp (có giá trị trên 1 tỷ USD) có 7 ngành hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt là lúa gạo, tiêu, điều, cà phê, sắn, rau quả, cao su. Trong đó, sản phẩm NTT đã có mặt tại 180 nƣớc và vùng lãnh thổ; có 4 mặt hàng kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD/năm gồm: trái cây,
hạt điều, cà phê, gạo.
Hai là, Nhận thức về phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất theo chuỗi giá trị đƣợc nâng cao; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất, chế biến cũng nhƣ đầu tƣ vào KHCN cho NTT đƣợc quan tâm và thể hiện rõ trong chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.
Ba là, Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trồng trọt ngày càng phát triển, đa dạng trong đầu tƣ, trao đổi, hỗ trợ về KHCN, kỹ thuật, tài chính phục vụ phát triển bền vững.
Những kết quả trên của NTT không chỉ góp phần tạo nên sự ổn định, phát triển của đất nƣớc, nâng cao đời sống ngƣời dân mà còn tạo vị thế, sức mạnh, uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Mặc dù vậy, nông nghiệp nói chung, NTT nói riêng còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: biến đổi khí hậu, phát triển chƣa bền vững, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế; chất lƣợng hiệu quả, năng suất lao động còn thấp, khả năng cạnh tranh chƣa cao. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam đƣợc dự báo là một trong 5 nƣớc chịu ảnh hƣởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu do nƣớc biển dâng; Những ảnh hƣởng từ các loại thiên tai nhƣ hạn hán, bão lụt, dịch bệnh… khi xảy ra thì NTT sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất do SXTT hoàn toàn diễn ra trong điều kiện tự nhiên, ngoài trời.
Thứ hai, Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán đã gây khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật; cơ chế liên kết sản xuất để hình thành vùng SXHH lớn chƣa đủ mạnh; cơ giới hóa nông nghiệp còn chậm; phát triển sản xuất theo hợp đồng và cấp chứng nhận sản phẩm còn hạn chế; không còn quy hoạch các ngành hàng để tạo ra sản phẩm trồng trọt chủ lực.
ứng với biến đổi khí hậu của ngƣời dân; sản xuất theo chuỗi giá trị chƣa đƣợc nâng cao doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất, chế biến cũng nhƣ đầu tƣ vào KHCN cho NTT còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế.
Thứ tư, Còn bất cập giữa yêu cầu phát triển bền vững, hiệu quả nhanh chóng và bền vững với các nguồn lực đầu tƣ; các nguồn vốn ODA trực tiếp cho NTT giảm; đầu tƣ của các doanh nghiệp vào lĩnh vực SXTT còn thấp.
Thứ năm, Thiếu hụt nguồn lao động trong lĩnh vực trồng trọt và đang bị già hóa; quá trình đô thị hóa nhanh; nhu cầu chuyển đổi đất trồng trọt sang các mục đích khác tăng mạnh.
Thứ sáu, Chịu sự cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm cùng loại tại chính thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế khi Việt Nam tham gia hội nhập.
Trƣớc những hạn chế, tồn tại của NTT Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành địa phƣơng nói riêng nên cần thiết phải có sự quản lý của nhà nƣớc về NTT trong quá trình hội nhập.
1.2.1.3. Chức năng quản lý nhà nước về ngành trồng trọt
Thứ nhất, Định hướng chiến lược cho sự phát triển NTT cho phù hợp từng giai đoạn phát kinh tế triển đất nước
NTT là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nƣớc. Việc đảm bảo sự phát triển hài hoà cân đối của NTT trong ngành nông nghiệp và trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định chiến lƣợc phát triển của ngành phù hợp với chiến lƣợc phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Chiến lƣợc phát triển trồng trọt đƣợc xây dựng cho chu kỳ 10 năm, định hƣớng 20 năm; phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH, quy hoạch, kế hoạch có liên quan. Trên cơ sở xác định chiến lƣợc phát triển, Nhà nƣớc cụ thể hoá thành các chƣơng trình, các kế hoạch định hƣớng phát triển trung hạn và ngắn hạn hàng năm để hƣớng
dẫn sự phát triển của NTT. Các chiến lƣợc và kế hoạch phát triển nói trên đƣợc xây dựng ở từng cấp trong bộ máy quản lý Nhà nƣớc.
Thứ hai, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiên thuận lợi cho NTT phát triển.
Nhà nƣớc tạo môi trƣờng chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa ,xã hội, kết cấu hạ tầng thuận lợi cho các chủ thể kinh tế trong NTT thuộc các thành phần kinh tế tự do, bình đẳng hoạt động kinh doanh. Nhà nƣớc sử dụng những chính sách, cơ chế nhằm mở rộng thị trƣờng, khuyến khích đầu tƣ vào NTT. Với chức năng này, nhà nƣớc có vai trò nhƣ một bà đỡ giúp cho NTT phát triển, đồng thời bảo đảm các điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh doanh trong NTT.
Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Muốn phát triển nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần một cách bền vững, có khả năng cạnh trạnh cao, nhà nƣớc vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của thị trƣờng, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của thị trƣờng tác động đến NTT, vừa điều tiết sự hoạt động của NTT theo định hƣớng của Nhà nƣớc, đảm bảo cho NTT phát triển ổn định. Để điều tiết, Nhà nƣớc phải sử dụng các chính sách, các công cụ nhƣ: tài chính, tiền tệ, thuế, tín dụng, lãi suất...
Thứ ba, Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, HTX dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong NTT phát triển
Nhà nƣớc hỗ trợ để tạo dựng ý chí làm giàu chính đáng bằng các hoạt động trồng trọt và kinh tế nông thôn, giúp đỡ hỗ trợ cho việc chuẩn bị những tri thức cần thiết cả về kỹ thuật và kinh tế để đảm bảo cho việc cạnh tranh thành công trong cơ chế thị trƣờng của các doanh nghiệp nông thôn. Nhà nƣớc giúp đỡ về các phƣơng diện vật chất hoặc điều kiện để tạo ra phƣơng diện vật chất để tạo dựng sự nghiệp kinh doanh. Với nông nghiệp nông thôn
nƣớc ta, liên quan đến các phƣơng tiện vật chất này thì quan trọng nhất là vốn và các điều kiện về thuê mƣớn lao động. Nhà nƣớc giúp đỡ tạo dựng môi trƣờng thuận lợi và lành mạnh cho kinh tế hộ, trang trại và các doanh nhân khác ở nông thôn phát triển.
Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra và xử lý vi phạm các hoạt động liên quan đến trồng trọt. Chức năng này của nhà nƣớc nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực nhƣ: SXKD hàng giả (nông sản, giống, vật tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, lợi ích nhân dân. Đồng thời, chức năng kiểm tra, giám sát nhà nƣớc phát hiện những điểm hạn chế của cơ chế, chính sách quản lý đã ban hành trong lĩnh vực trồng trọt để từ đó sửa đổi, bổ sung.
1.2.2. Chính sách và nội dung quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.2.1. Chính sách nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp tỉnh
* Nhà nước đầu tư cho các hoạt động
Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trƣờng; xây dựng chiến lƣợc phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt;
Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt;
Hoạt động khoa học và công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn.
* Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động
cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc;
Hoạt động KHCN trong trồng trọt đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ đầu tƣ bao gồm nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt, chọn, tạo giống cây trồng chất lƣợng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trƣờng trong trồng trọt, nghiên cứu khoa học đất và dinh dƣỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch. Thu thập, lƣu trữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, xây dựng ngân hàng gen cây trồng; Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến, hoạt động chứng nhận sản phẩm cây trồng; Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhƣỡng phục vụ SXHH tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế;
Sản xuất lúa theo quy hoạch; Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thƣơng phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vƣờn cây đầu dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhƣợng bản quyền đối với giống cây trồng;
tiến thƣơng mại, phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cây trồng; Khôi phục sản xuất trong trƣờng hợp bị thiên tai, dịch bệnh; Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ KHKT, khuyến nông trong trồng trọt.
* Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động trong NTT
Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt; Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt; Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn; Sử dụng phân bón hữu cơ.
1.2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về ngành trồng trọt trên địa bàn cấp tỉnh
Cơ sở pháp lý để thực hiện nội dung QLNN về NTT của chính quyền cấp tỉnh là căn cứ vào: Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019; Nghị định số 24/ 2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Thông tƣ liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Tại khoản 1, Điều 83 của Luật Trồng trọt năm 2018 quy định về trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh về NTT và đây cũng chính là nội dung QLNN về NTT trên địa bàn cấp tỉnh.
hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Trung ƣơng tại địa phƣơng trong lĩnh vực trồng trọt sao cho phù hợp với điều kiện KT-XH, cũng nhƣ thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra. QLNN đối với NTT của chính quyền cấp tỉnh tác động trực tiếp đến nông nghiệp bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hƣớng dẫn tổ chức thi hành pháp luật về hoạt động trồng trọt trên địa bàn; Ban hành quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chƣơng trình, đề án, dự án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phƣơng;
Thứ hai, Tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy QLNN về nông nghiệp. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở NN & PTNT; Quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp