Sau 1 tháng điều trị Sau 2 tháng điều trị Sau 3 tháng điều trị 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 22.6 74.2 83.8 67.7 19.3 9.7 9.7 6.5 6.5
Tỷ lệ người bệnh hài lòng với kết quả điều trị
Hài Lòng Bình thường Không hài lòng
Hình 3.4. Tỷ lệ người bệnh hài lòng với kết quả điều trị bệnh
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh hài lòng với kết quả điều trị bệnh thay đổi nhiều sau 3 tháng. Tỷ lệ hài lòng tăng từ 22,6 sau tháng 1 lên 83,8% ở thời điểm sau tháng thứ 3. Bên cạch đó tỷ lệ người cảm thấy bình thường cũng giảm từ 67,7% xuống còn 9,7%.
3.5. Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
Bảng 3.17: Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
Tác dụng không mong muốn Bệnh nhân (n) Tỷ lệ(%)
Sốc phản vệ 0 0
Nhiễm trùng tại vị trí tiêm 0 0
Tràn dịch khớp gối 1 3,2
Đau sau tiêm 2 6,4
Tổng 3 9,67
Nhận xét: Nghiên cứu trên 31 bệnh nhân, theo dõi sau 3 tháng điều trị chúng tôi không ghi nhận được tai biến nghiêm trọng nào xảy ra sau tiêm. Có 2 bệnh nhân có biểu hiện đau tăng sau tiêm trong vòng 1 ngày ( chiếm tỷ lệ 6,4%) và 1 bệnh nhân tràn dịch khớp gối (chiến 3,2%).
Chương 4 BÀN LUẬN. 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Thoái hoá khớp là một bệnh hay gặp trong các bệnh về xương khớp. Ở các nước đang phát triển, thoái hoá khớp là bệnh khớp phổ biến nhất, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế. Trong các khớp của cơ thể, khớp gối là vị trí thoái hoá khớp thường gặp nhất [106].
4.1.1. Một số đặc điểm về dịch tễ - Tuổi:
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 31 bệnh nhân có độ tuổi trải dài từ 42 đến trên 70 tuổi nhưng độ tuổi chiếm nhiều nhất là từ 50-59 tuổi và từ 60 – 69 tuổi, tuổi trung bình là 61,45 9,5 tuổi. Kết quả của chúng tôi có độ tuổi lớn hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Châu (2012) là 54,0 ± 9,32 tuổi, trong đó lứa tuổi 50 - 60 chiếm 43,6% [81], tương tự với nghiên cứu của Bùi Hải Bình (2016) là 59,7 ± 7,16 tuổi [6], của Nguyễn Mai Hồng (2011) là 58 tuổi [107], của Đặng Hồng Hoa (1997) là 58,6 ± 10 tuổi [83]. Nhiều nghiên cứu cho thấy thoái hoá khớp nguyên phát có vai trò lớn của tuổi: tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Thống kê tại Mỹ cho thấy, tỷ lệ THK gối gây triệu chứng chiếm khoảng 4,9% người trên 26 tuổi, 12,1% người trên 60 tuổi [1]. Theo Felson, tỷ lệ mắc bệnh THK nói chung ở nhóm 65 tuổi cao gấp từ 2-10 lần so với nhóm 30 tuổi và càng tăng khi tuổi càng cao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Framingham thì tuổi là yếu tố nguy cơ thoái hóa rõ rệt hơn ở nhóm nữ giới (OR= 1,3) so với nam giới (OR= 0,9) [108], [109].
- Giới:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân là nữ chiếm tỷ lệ 83,6%, như vậy tỷ lệ nam/nữ là 1/4. Nhận xét này cũng tương tự với nhiều tác
giả khác là tỷ lệ bị THK gối ở phụ nữ cao hơn nam giới: theo Bùi Hải Bình (2016) nghiên cứu trên 84 bệnh nhân thấy tỷ lệ nam/nữ là ¼ [6], Đặng Hồng Hoa (1997) nghiên cứu trên 42 bệnh nhân thấy tỷ lệ nam/nữ là 1/6 [110], Nguyễn Ngọc Châu (2012) nghiên cứu 101 bệnh nhân THK cũng cho kết quả tương tự là 1/3,5 [81], trong khi nghiên cứu của Nguyễn Mai Hồng (2011) trên 118 bệnh nhân cho tỷ lệ là 1/2 [10]. Tỷ lệ giữa các giới tính ở nhóm bệnh nhân THK trong nghiên cứu này cũng phù hợp với nhiều tác giả cho rằng THK gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, đặc biệt là sau tuổi 50 [81]. Kết quả của chúng tôi giống với các nghiên cứu khác, đây là nhóm tuổi ở đối tượng tiền mãn kinh và mãn kinh, sự rối loạn về nội tiết của độ tuổi này là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hoá khớp diễn ra nhanh hơn [6], [111].
- Chỉ số BMI:
Cùng với tuổi tác và yếu tố nghề nghiệp thì chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) cũng là yếu tố thúc đẩy THK, đặc biệt là các khớp chịu lực như khớp gối, khớp háng. Theo cơ chế bệnh sinh THK thì yếu tố cơ học (trong đó có béo phì) góp phần khởi phát cũng như làm gia tăng tốc độ thoái hoá của sụn khớp. Kết quả của chúng tôi cho thấy, BMI trung bình của người bệnh là 23,6 ± 2,61 – tương đương với tỷ lệ thừa cân, béo phì. Theo chúng tôi, tỉ lệ thừa cân tăng có thể do điều kiện kinh tế nâng cao dẫn tới chế độ dư thừa năng lượng cũng như cuộc sống ít vận động và điều này cũng là yếu tố thuận lợi của THK. Hart và cộng sự nghiên cứu trong 2 năm ở những phụ nữ từ 45-64 tuổi bị THK gối một bên đã chỉ ra rằng béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra THK. Phụ nữ thừa cân có nguy cơ THK gối cao gấp 4 lần phụ nữ có cân nặng bình thường. Các tác giả cho rằng, béo phì là yếu tố quan trọng nhất gây tiến triển THK gối, nếu trọng lượng cơ thể tăng thêm 5 kg thì nguy cơ mắc bệnh tăng thêm 35% [81]. Cho tới nay, rất nhiều các nghiên cứu đều nhận thấy vai trò của chỉ số khối lượng cơ thể ảnh hưởng đến THK, đặc biệt
là khớp gối. Theo Hồ Phạm Thục Lan và CS, tỷ lệ THK gối ở nhóm có BMI > 25kg/m2 cao gấp 2 lần so với nhóm có BMI dưới 18,5 kg/m2, và cứ tăng mỗi đơn vị BMI thì nguy cơ THK gối tăng 14% [112]. Theo nghiên cứu của Niu và CS trên 2623 người (5159 khớp gối) cho thấy người béo phì (BMI từ 30- 35 kg/m2) và rất béo phì (≥ 35 kg/m2) có nguy cơ THK gối trên Xquang tăng cao gấp 2,4 và 3,2 lần người có BMI bình thường [113]. Cơ thể béo phì gây THK sớm hơn và tình trạng THK nặng hơn, việc tăng cân quá mức tỉ lệ thuận với sự tăng các triệu chứng của bệnh. Ngược lại, việc giảm cân sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh THK.
- Nghề nghiệp
Có 71,0% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc nhóm lao động chân tay. Nhận xét của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa [83] khi nhóm bệnh nhân thoái hoá khớp có nghề nghiệp lao động chân tay chiếm tỉ lệ 64,3%. Yếu tố nghề nghiệp đã được chứng minh là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh thoái hoá khớp [114] [115]. Cooper trong một nghiên cứu trên 2101 người cả nam và nữ trên 50 tuổi cho thấy những người có tư thế ngồi xổm hay quỳ trên 30 phút mỗi ngày, hoặc lên xuống cầu thang máy bay trên 10 chuyến bay mỗi ngày có nguy cơ (OR) thoái hóa tăng lần lượt là 6,9; 3,4 và 2,7 lần [116]. Những hoạt động như thường nhấc vật nặng trên 25kg, đi bộ trên 2 dặm (tương đương 3,2 km) hay đứng, ngồi trên 2 giờ mỗi ngày có yếu tố nguy cơ thấp hơn. Những nghề nghiệp có liên quan đến các hoạt động trên gồm giáo viên, y tá (hay gặp ở nữ), công nhân xây dựng, bảo trì điện, lớp mái (ở nam) góp phần làm gia tăng sức nặng tì đè lên bề mặt khớp trong một thời gian quá trình dài. Ở Việt Nam, những nghề có công việc nặng nhọc kéo dài hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần như: làm ruộng, gánh nặng, bưng bê, khuân vác nặng, đứng lâu, đi lên xuống cầu thang bộ nhiều lần trong ngày… là những nghề nghiệp có nguy cơ cao với bệnh
thoái hoá khớp gối.
- Thời gian mắc bệnh và giai đoạn bệnh
Thời gian mắc bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,0 ± 2,8 năm. ). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Bùi Hải Bình (40 tháng) [6] và của Nguyễn Mai Hồng (39 tháng) [10] trên các bệnh nhân THK gối. Tuy nhiên, thời gian phát hiện bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Châu (54 tháng) [81]. Sự khác biệt này có thể do phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành trên các khớp gối, còn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Châu tiến hành trên nhiều khớp khác nhau ở tất cả các giai đoạn thoái hóa.
Giai đoạn tổn thương khớp gối của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ở giai đoạn II và III với tỷ lệ lần lượt là 51,6% và 48,4%. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn như vậy vì đây là nhóm đối tượng điều trị có tiềm năng nhận được các lợi ích đáng kể của phương pháp điều trị mới do chưa có các biến đổi gây hạn chế hoặc mất vận động khớp, sự phát triển của mô sụn ở khớp sẽ làm tăng khả năng vận động cho bệnh nhân. Ngoài ra chúng tôi cũng có mong muốn chọn số lượng bệnh nhân có giai đoạn gần giống nhau để xem xét sự thay đổi điểm đau VAS và WOMAC có khác biệt giữa 2 nhóm này như thế nào.
4.1.2. Các bệnh lý kèm theo ở người bệnh
Ngoài béo phì (BMI = 23,6 ± 2,61) , nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy có một số bệnh lý trong hội chứng chuyển hóa mà các bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể mắc phải như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu. Trong số 31 bệnh nhân, có 12 người bị rối loạn mỡ máu chiếm 38,7%; có 5 bệnh nhân đái tháo đường chiếm 16,1% và có 14 bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 45,2%. Tỷ lệ mắc các bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của
Puenpatom và cộng sự (2009) là 75% và 30% [117]. Nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ thấp hơn do bệnh nhân nghiên cứu là người Việt Nam thuộc châu Á có tỷ lệ rối loạn chuyển hóa thấp hơn so với châu Âu, Mỹ. Ngoài ra, nghiên cứu của Puenpatom còn cho thấy trong nhóm thoái hóa khớp gặp 44-47% các loại rối loạn Lipid khác nhau [117]. Năm 2015, nghiên cứu của tác giả Shahpoor Maddah và cộng sự trên 625 người Iran tình nguyện cho thấy, ở cả hai giới, nhóm người mắc bệnh thoái hóa khớp có nồng độ Triglycerid và huyết áp tâm thu cao hơn so với nhóm không mắc thoái hóa khớp. Ở phụ nữ bị thoái hóa khớp, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn gấp 2,18 lần so với nhóm phụ nữ không có thoái hóa khớp. Nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và thoái hóa khớp ở nam giới [118].
- Tiền sử sử dụng thuốc.
Một trong các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thoái hóa khớp theo quy trình thông thường sau ít nhất 1 năm điều trị hoặc sử dụng ít nhất 2 liệu pháp giảm đau. Chính vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân đã sử dụng các biện pháp điều trị thoái hoá khớp là rất cao. Người bệnh sử dụng nhiều nhất là thuốc điều trị cơ bản với 87,1%, tiếp đó là nhóm NSAID với 80,6% và giảm đau bằng paracetamol là 29,0%. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Pho nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối điều trị bằng tiêm acid hyaluronic nội khớp cho thấy tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid là 100% và 96,7% bệnh nhân đã từng tiêm Corticoid tại chỗ [119].
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh.
4.2.1. Triệu chứng cơ năng
Đau khớp gối là triệu chứng cơ năng đầu tiên và quan trọng nhất của bệnh THK gối, là nguyên nhân thúc đẩy người bệnh đi khám bệnh. Đau có thể
do các nguyên nhân sau: viêm màng hoạt dịch phản ứng; xương dưới sụn tổn thương rạn nứt nhỏ gây kích thích phản ứng đau; gai xương tại các vị trí tỳ đè gây kéo căng các đầu mút thần kinh ở màng xương; dây chằng bị co kéo do trục khớp tổn thương, mất ổn định và bản thân tình trạng lão hóa của dây chằng gây giãn dây chằng, gây mất ổn định trục khớp, lỏng lẻo khớp, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp trầm trọng hơn; hoặc các cơ bị co kéo, nguyên nhân tương tự tổn thương của dây chằng. Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% người bệnh có dấu hiệu đau khớp gối. Điều này dễ hiểu vì tiêu chuẩn lựa chọn điều trị bệnh của chúng tôi là đau khớp gối mạn tính kéo dài trên 6 tháng và có thang điểm VAS khi đánh giá mức độ đau khớp gối trên 6/10 điểm. Theo thang điểm VAS, các bệnh nhân có điểm trung bình là 6,19 ± 0,4 điểm với toàn bộ số khớp đều ở mức đau trung bình (5 đến 7 điểm). Đối với thang điểm WOMAC thì giá trị trung bình là: 69,55 ± 3,98 điểm. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Mai Hồng (2011) thì tỷ lệ mức độ đau của chúng tôi thấp hơn và ít nghiêm trọng hơn, tỷ lệ mức độ đau nặng và trầm trọng của Nguyễn Mai Hồng là 43,3% và 53,3% [10]. Kết quả này khác biệt với kết quả của chúng tôi có thể do nghiên cứu của Nguyễn Mai Hồng thực hiện trên các bệnh nhân THK gối giai đoạn muộn (điều trị bằng nội soi). Cùng với đó, nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả giới với các tác giả trước, nghiên cứu của tác giả Bùi Hải Bình, điểm VAS trung bình là 6,82 ± 0,85 (6-9) trong đó có 77,0% số khớp đau ở mức độ trung bình và 23% đau mức độ nặng; điểm WOMAC trung bình là 36,8 ± 11,19 (14-68) [6]. Nghiên cứu của tác giả Trần Viết Tiến cho thấy điểm VAS trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 6,16 ± 1,06 và điểm WOMAC trung bình là 54,26 ±10,61 [120]. Các nghiên cứu trước đây cũng như trong y văn đều đề cập tuyệt đại đa số bệnh nhân có THK tới khám bệnh đều do đau khớp [35].
đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau kiểu cơ học chiếm 97,8%, tương tự so với nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa đau cơ học chiếm tỷ lệ 95,2% [121]. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có những thay đổi về cơ chế bệnh sinh của bệnh cho thấy bệnh sinh THK còn có sự tham gia của các yếu tố viêm như các cytokin, TNF α, IL1…. Vì vậy bệnh nhân không chỉ có đau kiểu cơ học mà còn đau kiểu viêm: đau cả khi nghỉ ngơi, đau tăng về đêm. Những bệnh nhân này thường liên quan đến có tình trạng viêm màng hoạt dịch, tràn dịch nhiều hay tổn thương sụn khớp. Tuy nhiên nhóm đau kiểu viêm chỉ chiếm 2,2% trong nhóm khớp đau của chúng tôi.
Trong số 45 khớp gối được can thiệp thì có 32 khớp đau khi cử động (chiếm 71,1%), 23 khớp đau khi nghỉ ngơi (51,1%), 88,9% khớp đau khi đứng (40 khớp) và tỷ lệ đau khi vận động cao với đau khi đi một đoạn là 88,9%; đau khi leo cầu thang là 95,6% và khi chuyển tư thế là 82,2%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Bùi Hải Bình, nhận thấy đau khi đi bộ là 99,2%, đau khi đứng lâu trên 30 phút là 89,3%, đau khi lên xuống cầu thang 100%, đau khi chuyển tư thế đứng lên khỏi ghế không vịn tay 59,8% [6] và tương tự nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa đau khi đi bộ chiếm 95,2%, đau khi đứng lâu trên 30 phút là 78,6%; đau khi lên cầu thang chiếm 59,5%, xuống cầu thang chiếm 69,0%, đau khi chuyển tư thế đứng lên khỏi ghế không vịn tay 61,9% [83]. Từ những kết quả trên, có thể kết luận đau khi vận động là một trong những triệu chứng đẵ trưng của bệnh thoái hoá khớp gối.
Dấu hiệu phá gỉ khớp là dấu hiệu cứng khớp gối thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và thường trong bệnh THK ít khi kéo dài quá 15-30 phút. Tuy nhiên cứng khớp vào bất kỳ thời điểm nào sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp, bệnh nhân phải vận động một lúc mới trở lại bình thường.
Nghiên cứu của chúng tôi trong số 45 khớp gối có 34 khớp gối (chiếm 77,8%) có dấu hiệu phá gỉ khớp, trong đó 66,7% dưới 15 phút với 30 bệnh nhân và 11,1% trên 15 phút với 4 bệnh nhân. Kết quả này tương tự so với kết quả nghiên cứu của Bùi Hải Bình nhận thấy tỷ lệ khớp gối có dấu hiệu phá rỉ khớp là 75,4% [6]. Còn theo Đặng Hồng Hoa, tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện cứng