Quan điểm, định hƣớng quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đăk pơ, tỉnh gia lai (Trang 79 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm, định hƣớng quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp tạ

3.1. Quan điểm, định hƣớng quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai nghiệp tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai

* Quan điểm, định hướng

Xác định phát triển KTNN là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Điều này đƣợc thể hiện qua các chính sách phát triển KTNN của huyện trong những năm qua. KTNN huyện Đak Pơ đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH toàn tỉnh, sản lƣợng lƣơng thực luôn ổn định; chăn nuôi phát triển; diện tích một số loại cây công nghiệp, cây ăn quả tăng lên bƣớc đầu mang lại hiệu quả, tạo thu nhập và việc làm cho nhiều hộ dân góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc và từng bƣớc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Với những kết quả đạt đƣợc, cùng với sự chỉ đạo của cấp trên, huyện Đak Pơ xác định quan điểm và định hƣớng công tác QLNN về KTNN trong thời gian tới nhƣ sau:

Thứ nhất, nâng cao công tác QLNN về KTNN của huyện phù hợp với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNN; chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai của địa phƣơng.

Thứ hai, quan tâm đến nhu cầu của thị trƣờng để có định hƣớng phát triển SXNN; phát huy lợi thế của từng vùng kết hợp với ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất trong phát triển KTNN. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh nông sản hàng hoá của huyện.

Thứ ba, phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển SXNN với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá

tập trung quy mô phù hợp. Nâng cao giá trị thu nhập và giá trị gia tăng trên 1 ha đất SXNN, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển SXNN gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, điều chỉnh dân cƣ, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

Thứ tư, tạo điều kiện tốt nhất để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào SXNN sạch, an toàn bền vững và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

* Về mục tiêu

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển KTNN theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, gắn với xây dựng NTM, tạo chuyển biến mạnh về đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn [13]. Cụ thể là:

- Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hình thức cánh đồng lớn, trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; định hƣớng tổ chức sản xuất có sự gắn kết chặt chẽ từ phát triển vùng nguyên liệu tập trung đến chế biến, bảo quản tại chỗ gắn với thị trƣờng tiêu thụ cụ thể. Nâng quy mô và đa dạng hóa các phƣơng thức sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng, từng địa phƣơng đối với các sản phẩm có thế mạnh nhƣ: Chăn nuôi bò, heo; sản xuất mía, mỳ, rau xanh, cây ăn quả…Tiếp tục xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình SXNN có hiệu quả kinh tế trên địa bàn.

- Tập trung khai thác, phát huy tối đa các lợi thế, thế mạnh về nông nghiệp của từng vùng, từng địa phƣơng trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện các chƣơng trình SXNN giai đoạn 2021 - 2025, định hƣớng đến năm 2030. Tập trung đầu tƣ thâm canh nâng cao sản lƣợng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, từng bƣớc cải thiện, nâng cao chất lƣợng, tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Tận dụng lợi thế để phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá, quy mô nông trại và gia trại, chú trọng phát triển đàn bò và heo theo hƣớng hàng hóa. Tạo điều kiện thuận lợi để các HTX nông nghiệp nâng cao hiệu quả SXKD.

- Tăng cƣờng các hoạt động quản lý, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên (đất, nƣớc, rừng..). Quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải chăn nuôi, trồng trọt, chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học. Khuyến khích mở rộng diện tích để áp dụng quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ: VietGap, ISO...

* Từ quan điểm, định hướng và mục tiêu trên việc QLNN về KTNN tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai cần tập trung một số vấn đề sau:

- Huyện cần khuyến khích phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là phát triển HTX, lấy HTX là nòng cốt, là đầu mối chỉ đạo sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm để ngƣời dân yên tâm sản xuất.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNN và nâng cao hiệu lực, chất lƣợng các chính sách QLNN về KTNN. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp ủy, chính quyền của huyện trong việc thực thi các chính sách, quy định chung của Nhà nƣớc, của tỉnh về phát triển KTNN. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về KTNN của huyện.

- Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu, quản lý chất lƣợng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

- Tập trung huy động, thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc tạo điều kiện

thúc đẩy, huy động các nguồn lực đầu tƣ xã hội, phát huy nội lực từ chính ngƣời nông dân và sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức; đẩy mạnh các hình thức đầu tƣ có sự tham gia giữa nhà nƣớc và tƣ nhân để huy động nguồn lực xã hội và nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.

- Công tác tuyên truyền cần đƣợc đẩy mạnh theo hƣớng thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động; tiếp thu, ứng dụng phù hợp với thực tiễn sản xuất và kinh doanh. Phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới.

- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan đến phát triển KTNN trên địa bàn.

3.2. Quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực của nông nghiệp huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đăk pơ, tỉnh gia lai (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)