Quá trình phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 42 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Quá trình phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn,

2.2.1. Quá trình phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định

Chợ trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đƣợc hình thành, duy trì từ rất lâu đời và phân bổ hầu hết trên địa bàn các phƣờng, xã với khối lƣợng hàng hóa buôn bán tƣơng đối dồi dào, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, đến năm 1994 các chợ có sự phân hạng, có BQL chợ và đƣợc thống kê cụ thể.

Theo kết quả thống kê của phòng Kinh tế thành phố, tính đến tháng 11 năm 2020 trên địa bàn thành phố có tất cả 27 chợ đang hoạt động kinh doanh, khai thác, trong đó có 04 chợ loại 1, 03 chợ hạng 2, 20 chợ hạng 3.

Bảng 2.1 Số lƣợng chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tính đến năm 2020

STT Loại hình chợ Số lƣợng ( cái)

1 Chợ hạng 1 4

2 Chợ hạng 2 3

3 Chợ hạng 3 20

Nguồn: phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn

Một số chợ lớn, tiêu biểu nhƣ:

(1) Chợ Đầm (chợ hạng 1): Đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động năm 1994. Chợ Đầm ban đầu chủ yếu phục vụ nhân dân phƣờng Thị Nại và các phƣờng lân cận, các ngành hàng kinh doanh chủ yếu là thực phẩm tƣơi sống nhƣ: thịt, cá, rau, củ, quả, trái cây… Hiện tại chợ có 334 hộ kinh doanh cố định, 106 hộ kinh doanh không thƣờng xuyên.

(2) Chợ hu VI (chợ hạng 1): đƣợc hình thành từ năm 1995 chủ yếu phục vụ cho dân cƣ địa phƣơng, do mặt hàng đa dạng, phong phú giá thành lại tƣơng đối rẻ, đáp ứng nhu cầu giao thƣơng, trao đổi mua bán của ngƣời dân phƣờng Ngô Mây và các phƣờng lân cận, đặc biệt là lƣợng lớn sinh viên đang theo học tại trƣờng Đại học Quy Nhơn, Cao đẳng nghề... Hiện tại chợ có 288 hộ kinh doanh cố định, 40 hộ kinh doanh không thƣờng xuyên.

(3) Chợ Sân Bay (hạng 2): đƣợc xây dựng và đƣa vào hoạt động năm 2001, đƣợc UBND thành phố giao cho UBND phƣờng Lý Thƣờng Kiệt quản lý và tiến hành ký hợp đồng với các hộ tiểu thƣơng vào chợ buôn bán. Hiện tại chợ có 225 hộ kinh doanh cố định, 10 hộ kinh doanh không thƣờng xuyên. (4) Chợ Điên Biên Phủ (hạng 3) đƣợc thành phố đầu tƣ xây dựng và đi hoạt động năm 2015, đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt với tổng số 89 lô, sạp, giao UBND phƣờng Nhơn Bình quản lý và Hợp đồng giao khoán cho cá nhân quản lý, khai thác [48].

Hầu hết 27 chợ trên địa bàn thành phố đều có đặc điểm chung là xây dựng và hoạt động theo quy hoạch đƣợc duyệt theo Quyết định số

09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 về quy hoạch phát triển thƣơng mại giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2025.

Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng chợ đều sử dụng từ nguồn ngân sách của thành phố, riêng chợ Lớn mới Quy Nhơn và chợ Dinh do nhà đầu tƣ xây dựng.

2.2.2. Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

TP Quy Nhơn, hiện có 27 chợ đang hoạt động kinh doanh với khoảng 3.322 hộ tiểu thƣơng kinh doanh cố định, 493 hộ kinh doanh không cố định. Trong đó: có 02 chợ hạng 1 do UBND thành phố trực tiếp quản lý, 02 chợ hạng 1 do doanh nghiệp quản lý khai thác (xã hội hóa), còn lại 23 chợ hạng 2, 3 do UBND các phƣờng, xã quản lý khai thác với hình thức tổ chức đấu thầu hoặc giao khoán [48].

Bảng 2.2. Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2020

STT Tên chợ Diện tích Vốn đầu tƣ XD chợ (đồng) Chợ đã đấu thầu KD, KT và QL Số hộ KD cố định Số hộ KD không thƣờng xuyên 1 Chợ Đầm 3000 4,685,795,000 Tự chủ 334 106 2 Chợ khu VI 4254 6,257,697,000 Tự chủ 288 40 3 Chợ Lớn mới 12044 33,531,252,251 XD, KD 357 46 4 Chợ Dinh 9287 34,000,000,000 XD, KD 317 139 5 Chợ Nam sông Hà Thanh 2270 2,980,000,000 (phƣờng quản lý) 274 60

6 Chợ Sân Bay 1772 1,889,759,000 (giao khoán) 225 10 7 Chợ Cây xăng 2960 750.000.000 (XD

lại) Có 157

8 Chợ Phú Tài 4340 1,200,000,000 (giao khoán) 140 40 9 Chợ khu II 900 680,670,994 (giao khoán) 80 5

STT Tên chợ Diện tích Vốn đầu tƣ XD chợ (đồng) Chợ đã đấu thầu KD, KT và QL Số hộ KD cố định Số hộ KD không thƣờng xuyên

10 Chợ Điện Biên Phủ 2600 4,025,000,000 (giao khoán) 89 24 11 Chợ KV5, P. ĐĐa 688 400,000,000 (phƣờng quản

lý) 11 5

12 Chợ Xóm Tiêu 5621.5 5,668,268,960 Có 150 15 13 Chợ KV7, P.

TQDiệu 1930 3,737,157,000 (giao khoán) 156 15 14 Chợ Trại 323 245.000.000 (giao khoán) 43 15 15 Chợ Chƣơng

Dƣơng 1750 1,700,000,000 Có 60 5

16 Chợ Ghềnh Ráng 3307.5 1,063,706,233 Có 77 10 17 Chợ Quy Hòa 637.8 1,114,182,942 (giao khoán) 34 0 18 Chợ cá Hải Cảng 2500 1,500,000,000 (phƣờng quản

lý) 31 32

19 Chợ cá Hải Minh 813.4 1,289,932,000 (phƣờng quản

lý) 16 2 20 Chợ Phú Hòa 770 1,700,000,000 Có 38 12 21 Chợ An Thạnh 650 1,200,000,000 Có 55 10 22 Chợ Nhơn Lý 2050.1 1,421,408,000 Có 81 20 23 Chợ Nhơn Hải 2325.7 2,493,000,000 Có 45 20 24 Chợ kv7, p. Bùi Thị Xuân 4999 6.280.000.000 (phƣờng quản lý) 58 5 25 Chợ Nhơn Hội 1361 4,121,000,000 Có 137 18 26 Chợ Phƣớc Mỹ 2000 809,370,570 (giao khoán) 60 40 27 Chợ Nhơn Châu 238 1,130,711,000 (xã QL) 9 5

Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn

Trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống chợ trên địa bàn thành phố có sự tăng trƣởng rõ rệt để phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng và nhu cầu mua sắm của nhân dân trong tỉnh. Năm 2016, số chợ hoạt động với 17 cái, trong đó chợ hạng 1 chiếm 11,76%, chợ hạng 2 chiếm 17,65%, chợ hạng 3 chiếm 70,59%.

Năm 2020, số chợ hoạt động là 27 cái, gấp 1,59 lần so với năm 2016. Đáng chú ý, năm 2020 chợ hạng 1 tăng lên và chiếm 14,81%, chợ hạng 3 gấp 1,67 lần so với năm 2016, chiếm 74,07% so với tổng số chợ năm 2020.

Hình 2.1: Loại hình chợ trên địa bàn TP. Quy Nhơn 2016 - 2020 (cái)

Tốc độ tăng trƣởng của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn từ năm 2016 đến năm 2020 là 58,82%. Việc tăng trƣởng mạnh có thể lý giải thành phố đang thực hiện có hiệu quả về phát triển hệ thống chợ theo chủ trƣơng của UBND tỉnh Bình Định quy định tại Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 về quy hoạch phát triển thƣơng mại giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2025. Hiện nay, TP đang hƣớng đến là một trung tâm công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Nhƣ vậy, có thể thấy hệ thống chợ trên địa bàn TP phát triển và tăng trƣởng mạnh là nằm trong mục tiêu phát triển của TP nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung.

0 5 10 15 20 25 30 Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Tổng

Năm 2016 Năm 2018 Năm 2020

2 4 4 3 4 3 12 17 20 17 25 27

Hình 2.2: Tỷ lệ các loại hình chợ (%) trên địa bàn TP. Quy Nhơn 2016 - 2020 (cái)

Với 27 chợ trên địa bàn TP, có 21 chợ thành lập BQL, trong đó: 02 chợ hạng 1 (chợ Đầm Đống Đa, chợ Khu 6) các BQL chợ do UBND TP trực tiếp quản lý, 02 chợ hạng 1 (chợ Dinh, chợ Lớn mới) do Doanh nghiệp quản lý, còn lại 17 ban quản lý chợ và 06 tổ quản lý chợ do UBND các phƣờng, xã quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác theo các quy định đã ban hành.

Nhƣ vậy, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đang tồn tại 3 mô hình tổ chức quản lý chợ: mô hình BQL quản lý chợ; mô hình Doanh nghiệp quản lý chợ; mô hình do UBND các phƣờng, xã quản lý.

* Mô hình BQL chợ do UBND thành phố trực tiếp quản lý

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ: “Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải chi phí hoạt động thƣờng xuyên, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc, chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật”.

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3

Năm 2016 Năm 2018 Năm 2020

11,76 16.00 14.81 17,65 16 11.11 70.59 74.07 68

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ ban quản lý chợ trên địa bàn TP. Quy Nhơn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các BQL các chợ hạng 1 do UBND TP Quy Nhơn quy định cụ thể nhƣ sau:

- Về chức năng:

+ Các BQL trên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc thành phố quản lý, tự trang trải các chi phí hoạt động thƣờng xuyên.

+ BQL thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại trong phạm vi chợ đƣợc giao quản lý.

- Về nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Trình UBND TP Quy Nhơn quyết định

+ Phê duyệt Phƣơng án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.

+ Quy định cụ thể việc việc sử dụng, thuê thời hạn thuê với các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.

+ Phê duyệt Nội quy chợ.

+ Phê duyệt Phƣơng án đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

+ Phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.

+ Quyết đinh việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thƣơng nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phƣơng án đã duyệt.

+ Ký hợp đồng với thƣơng nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phƣơng án đã đƣợc duyệt.

+ Tổ chức, quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.

+ Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, VSMT, ANTT và ATTP trong phạm vi chợ.

+ Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhƣ: trông giữ phƣơng tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ, kiểm định số lƣợng, chất lƣợng hàng hoá, vệ sinh môi trƣờng… và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật.

+ Phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hƣớng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc của thƣơng nhân kinh doanh tại chợ.

- Về tổ chức:

+ Mỗi BQL trên đều có Trƣởng ban quản lý và không quá 2 Phó trƣởng ban. Bên dƣới là các tổ chuyên môn…

+ Trƣởng ban, Phó trƣởng ban do Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật.

toàn bộ hoạt động của chợ và của BQL chợ. Phó trƣởng ban có trách nhiệm giúp Trƣởng ban và chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do trƣởng ban phân công [44], [45].

* Mô hình doanh nghiệp

- Khái niệm: Để hiểu đƣợc doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì trƣớc hết cần phải định nghĩa khái niệm doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế đƣợc thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau nhƣ doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ và cũng phải hoạt động độc lập nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hƣởng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.

Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp đƣợc thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định dƣới sau:

- Đƣợc tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanh nghiệp quản lý.

- Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.

- Xây dựng Nội quy trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.

- Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thƣơng mại và phù hợp với yêu cầu của thƣơng nhân kinh doanh tại chợ.

doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc của thƣơng nhân kinh doanh tại chợ theo hƣớng dẫn của cơ quan chức năng.

* Mô hình do UBND các phƣờng, xã quản lý, khai thác chợ

- Về chức năng: các TQL, cá nhân nhận khoán thực hiện chức năng quản lý, tổ chức, khai thác kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi chợ quản lý.

- Về nhiệm vụ, quyền hạn: các TQL, cá nhân nhận khoán quản lý, khai thác chợ có trách nhiệm và quyền hạn sau:

+ Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ phải đảm bảo công tác PCCC, VSMT, ANTT và ATTP trong phạm vi chợ.

+ Xây dựng Nội quy trình UBND cấp phƣờng quản lý phê duyệt; tổ chức điều hành hoạt động chợ theo quy định pháp luật.

+ Bố trí sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu ngành hàng phù hợp với phƣơng án đƣợc phê duyệt.

+ Ký hợp đồng các thƣơng nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc của thƣơng nhân khi kinh doanh tại chợ.

+ Tổng hợp tình hình hoạt động của chợ và báo cáo định kỳ cho bộ phận tài chính cấp phƣờng quản lý theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)