Điều chỉnh quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

- Quy hoạch phát triển chợ là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thƣơng mại. Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch là: bố trí mạng lƣới phân phối phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố định hƣớng đến năm 2030, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng mạng lƣới chợ phù hợp với quy hoạch của các ngành sản xuất; quy hoạch mạng lƣới giao thông; quy hoạch phát triển đô thị, du lịch. Đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và nâng cao vai trò của chợ là nơi xúc tiến thƣơng mại, là cầu nối giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh và giữa các nhà kinh doanh với nhau.

- Quy hoạch chợ theo những định hƣớng chủ yếu là: Củng cố và phát triển mạng lƣới chợ hiện có trên địa bàn TP, nghiên cứu, tính toán để mở thêm các chợ mới ở những địa phƣơng chƣa có chợ nhƣng có nhu cầu thực sự cần phải mở chợ. Tận dụng lợi thế thƣơng mại để xây dựng các chợ đầu mối,

chuyên doanh góp phần định hƣớng sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng.

- Xây dựng không gian kiến trúc chợ bảo đảm thuận lợi cho các HĐKD, có tác dụng thu hút hộ kinh doanh cố định vào chợ ngày càng đông nhằm sử dụng tốt cơ sở vật chất đã đầu tƣ xây dựng. Tính toán và bố trí nguồn vốn đầu tƣ cải tạo, nâng cấp chợ trong cả thời kỳ quy hoạch và từng năm một cách khả thi, chủ động, đáp ứng các nguyên tắc, quy định về đầu tƣ phát triển chợ. Định hƣớng mô hình bộ máy tổ chức nhằm quản lý, khai thác các loại hình chợ ở từng địa phƣơng một cách có hiệu quả.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ

- Hiện nay, phần lớn các khoản thu từ các chợ trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là thu từ lệ phí chợ và cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ. Bên cạnh các khoản thu này, các đơn vị kinh doanh chợ cũng tổ chức các dịch vụ có thu khác từ các hộ kinh doanh và khách hàng của họ nhƣ cung cấp điện nƣớc, trông giữ xe, hàng ngày và đêm, dịch vụ vệ sinh môi trƣờng… Các khoản thu trên những dịch vụ này thƣờng nhỏ và chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số thu từ các chợ trên địa bàn thành phố hiện nay. Tuy nhiên trong xu hƣớng phát triển kinh doanh hiện đại, việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ làm tăng thêm các khoản thu và trở thành nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh chợ. Đồng thời, việc phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ tại các chợ nhằm phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm của địa phƣơng và phát triển thƣơng nhân tại các chợ. Tuy nhiên, thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ tại các chợ vẫn còn nhiều hạn chế cả về sự hiện diện của các loại hình dịch vụ và chất lƣợng của dịch vụ đƣợc cung ứng. Thực trạng này có nguồn gốc sâu xa từ trình độ kém phát triển của hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ đồng thời phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh cho các thƣơng nhân tham gia hệ thống chợ trên địa bàn thành phố năm 2025 và những năm tiếp theo, các chính sách và giải pháp cần đƣợc thực hiện bao gồm:

Thứ nhất, cần phân định rõ tính chất của các loại hình dịch vụ đƣợc cung ứng để phục vụ hoạt động kinh doanh tại các chợ thành các loại cơ bản sau:

- Các dịch vụ công do các cơ quan chức năng trực tiếp thực hiện nhƣ dịch vụ kiểm toán của cơ quan kiểm toán, dịch vụ tƣ vấn thuế của cơ quan thuế…;

- Các dịch vụ đƣợc nhà nƣớc chi tiền thông qua các tổ chức đƣợc thực hiện dƣới các hình thức dự án nhƣ dịch vụ khuyến nông qua tổ chức khuyến nông (đối ngƣời sản xuất nông nghiệp tại các khu vực chợ), dịch vụ cung cấp thông tin thị trƣờng (cho các hộ kinh doanh, thƣơng nhân và đối tƣợng khác); - Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân thực hiện dƣới hình thức kinh doanh nhƣ: dịch vụ vận tải, dịch vụ cho thuê cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện kinh doanh, dịch vụ tƣ vấn pháp lý…

Thứ hai, căn cứ vào tính chất của các loại dịch vụ trên đây, UBND thànhphố xây dựng cơ chế, chính sách quản lý phù hợp với từng loại dịch vụ, trong đó:

- Đối với loại dịch vụ do các cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện: đây là loại dịch vụ phát sinh từ yêu cầu nâng cao hiểu biết của ngƣời chấp hành và trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của các cơ quan QLNN. Vì vậy, Nhà nƣớc cần quy định rõ chức năng này cho cơ quan quản lý và đảm bảo năng lực (về ngƣời và kinh phí) và quy định rõ nội dung cần thực hiện.

- Đối với các dịch vụ đƣợc Nhà nƣớc tổ chức cung cấp dƣới hình thức dự án: Đây là loại dịch vụ phát sinh từ chức năng hỗ trợ phát triển của Nhà nƣớc có thể đƣợc thực hiện trên địa bàn chợ. Bởi vì, các chợ, nhất là các chợ ở xã là nơi tụ họp của nhiều đối tƣợng đƣợc hƣởng sự hỗ trợ này nhƣ ngƣời sản xuất (nông dân), hộ kinh doanh, các thƣơng nhân lớn (doanh nghiệp). Để phát triển các dịch

vụ này trên địa bàn các chợ, UBND TP có thể dựa vào các đơn vị quản lý chợ trên cơ sở cung cấp kinh phí và xây dựng nội dung thực hiện.

- Đối với các dịch vụ có thu do các tổ chức và cá nhân cung cấp: Nhà nƣớc quản lý, các tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ này theo các quy định của pháp luật (luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tƣ...); Nhà nƣớc quy định khung giá đối với một số loại hình dịch vụ có ảnh hƣởng trực tiếp đến nông dân và các hộ kinh doanh trong chợ, nhất là dịch vụ bảo quản, dịch vụ gửi hàng; Thi hành một số chính sách khuyến khích khác đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo cán bộ nghiệp vụ…

Thứ ba, nhà nƣớc cần sớm ban hành những cơ chế chính sách ƣu đãi để huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, xây dựng và kinh doanh chợ.

- Về đầu tư: Hoạt động kinh doanh chợ phải đƣợc hƣởng một ƣu đãi nhất định, ngoài những ƣu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (đã sửa đổi), tức là các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, xây dựng chợ thì Nhà nƣớc, địa phƣơng nên hỗ trợ bằng nhiều hình thức nhƣ: hỗ trợ về đất đai, các thủ tục sẽ đƣợc làm thuận tiện, nhanh chóng, khuyến khích các ngân hàng cho họ vay vốn, cho vay vốn ƣu đãi từ các nguồn giải ngân, viện trợ…

Hiện tại, dành một tỷ lệ thích đáng từ các nguồn thu ở chợ (ngoài thuế) để thực hiện tái đầu tƣ, trƣớc hết là sửa chữa, nâng cấp đối với các chợ đã hƣ hỏng nghiêm trọng, các chợ không đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Khi đầu tƣ xây dựng chợ cần đảm bảo:

+ Chợ đƣợc đầu tƣ xây dựng mới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ bao gồm: vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

tạo, nâng cấp các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối. Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nƣớc đối với chợ đầu mối đƣợc tách thành dự án riêng.

+ Địa phƣơng chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển chợ trên địa bàn, phù hợp với tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, các quy định của pháp luật về đầu tƣ công, ngân sách nhà nƣớc và các quy định pháp luật khác có liên quan.

+ Nhà nƣớc khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ hoặc góp vốn cùng Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng chợ. Việc phát triển và vận hành chợ thuộc danh mục ngành nghề tiếp cận thị trƣờng có điều kiện đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

+ Dự án đầu tƣ chợ đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ, chính sách tín dụng, chính sách xã hội hóa đầu tƣ theo các quy định hiện hành.

+ Đối với các chợ đầu tƣ xây dựng mới, việc lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tƣ, đất đai, quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định có liên quan.

- Về tài chính, tín dụng:

+Việc đầu tƣ kinh doanh khai thác chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, liên quan tới an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng và an toàn phòng cháy chữa cháy. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tƣ xây dựng chợ, Nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ lãi suất hoặc áp dụng chính sách cho vay kích cầu đối với các dự án đầu tƣ xây dựng chợ mới.

+ Kinh doanh khai thác chợ cũng nhƣ kinh doanh bất kỳ một loại hình nào, các tổ chức, cá nhân cũng đều phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các hoạt động kinh doanh chợ Nhà nƣớc nên có những áp dụng ƣu đãi riêng nhƣ quy định mức thuế thấp hơn so với các loại hình kinh doanh khác hoặc miễn thuế cho doanh nghiệp trong một vài năm

đầu hoạt động.

+ Giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị tự cân đối, tự hạch toán thu, chi, tự chịu trách nhiệm về tài chính, gắn kết quả hoạt động và quản lý theo pháp luật. Khi đó doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ sẽ tự tìm ra phƣơng án kinh doanh tốt nhất để vừa thu đƣợc lợi nhuận tối đa vừa duy trì đƣợc hoạt động kinh doanh của chợ, bởi vì vẫn có các kênh lƣu thông khác cạnh tranh với chợ nhƣ các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Đồng thời, ngay cả các chợ trên cùng một địa bàn cũng sẽ cạnh tranh với nhau.

+ Tăng cƣờng quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ đảm bảo chống thất thu và công bằng giữa các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ. Việc thu thuế không chặt chẽ đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ làm cho giá của cùng một mặt hàng trong chợ sẽ cao hơn ngoài chợ, do đó hoạt động kinh doanh chợ sẽ không hiệu quả. Những bất lợi trƣớc mắt này sẽ không khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành đầu tƣ, xây dựng chợ.

3.2.3. Kiện toàn và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

Việc phát triển các hoạt động thƣơng mại nói chung và phát triển chợ nói riêng trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời kỳ tới năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành sản xuất, các hoạt động đầu tƣ nói chung và đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng (đặc biệt là đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng thƣơng mại). Mặt khác, những thay đổi về các chính sách kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nƣớc trong quá trình đổi mới nền kinh tế nƣớc ta cũng sẽ gây tác động trực tiếp đến quá trình phát triển chợ trong thời kỳ tới. UBND TP theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để kiện toàn bộ máy QLNN về hệ thống chợ. Cụ thể:

3.2.3.1. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình thực hiện

HTX hoặc công ty tƣ nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải đƣợc tiến hành khẩn trƣơng nhƣng thận trong, từng bƣớc vững chắc, phải tổ chức thí điểm, rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm của các phòng, ban chức năng:

- Uỷ ban nhân dân thành phố: Chủ trì chỉ đạo các phòng ban của TP, chỉ đạo các xã, phƣờng trên địa bàn lập kế hoạch sử dụng đất cho phát triển hệ thống chợ, siêu thị, TTTM, đồng thời thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động của các chợ trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh.

- Phòng Kinh tế thành phố:

+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mƣu UBND TP xây dựng chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực của địa phƣơng, đặc biệt là các nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng góp vốn đầu tƣ xây dựng cải tạo hệ thống chợ và xây dựng các TTTM, Siêu thị trên địa bàn. Hƣớng dẫn đấu thầu chuyển giao quản lý chợ từ BQL, TQL chợ sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ trực tiếp quản lý.

+ Xây dựng phƣơng án chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ BQL, TQL chợ sang cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ trực tiếp quản lý theo nội dung Nghị định số 11/2014/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

+ Phối hợp sở Công thƣơng mở các lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý chợ, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý chợ tại các địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc...

+ Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND TP tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch.

- Ban quản lý Dự án: Chủ trì, phối hợp với các phòng ban có liên quan xemxét thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng cho các dự án xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các chợ, siêu thị, TTTM theo đúng qui định.

Hƣớng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân viên làm việc tại các BQL chợ, công ty cổ phần, HTX.

- Phòng tài chính:

+ Chủ trì phối hợp với các ban ngành có liên quan xây dựng và trình UBND TP ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ phát triển chợ; căn cứ chính sách hỗ trợ đầu tƣ từ ngân sách tỉnh và ngân sách địa phƣơng để bố trí nguồn vốn hỗ trợ hàng năm cho các dự án xây dựng chợ đầu mối, chợ hạng I, hạng II, hạng III trên địa bàn.

+ Hƣớng dẫn nội dung, trình tự thực hiện cổ phần hóa chợ và định giá quyền sử dụng đất, tài sản của Nhà nƣớc tham gia cổ phần hoá, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc tham gia cổ phần hoá.

+ Hƣớng dẫn chuyển giao vốn Nhà nƣớc cho doanh nghiệp, tham gia công ty cổ phần hoặc hƣớng dẫn việc cử cán bộ Nhà nƣớc tham gia hội đồng quản trị tại công ty cổ phần (nếu chuyển giao vốn Nhà nƣớc cho UBND thành phố tham gia cổ phần) để quản lý phần vốn của Nhà nƣớc và cổ tức hàng năm.

+ Hƣớng dẫn hình thức quản lý vốn của Nhà nƣớc tại công ty cổ phần và phân phối lợi tức của Nhà nƣớc.

+ Hƣớng dẫn chế độ tài chính thu - chi - vốn góp của doanh nghiệp Nhà nƣớc tham gia cổ phần chợ và chế độ đặc thù của các hộ hiện đang kinh doanh tại chợ thực hiện chuyển đổi mô hình.

+ Hƣớng dẫn việc thu - chi - nộp ngân sách đối với BQL chợ theo quy định (đối với những nơi còn tồn tại BQL).

- Phòng Tài nguyên môi trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)