M ỤC LỤC
3.2.2. Biến động mật độ vi nhựa theo thời gian
Về mặt thời gian, mật độ hạt vi nhựa tại điểm Cầu Quế không có sự biến động giữa mùa mưa và mùa khô, nguyên nhân có thể do tại điểm này lượng nước mưa chảy từ bề mặt vào sông tại điểm cầu Quế mang theo lượng vi nhựa không đáng kể (Hình 3.7; Bảng 3.3). Trong khi đó, sự chênh lệch lớn về mật độ vi nhựa theo mùa được biểu hiện rõ nhất tại Đò Thông 218.720 hạt/m3 vào mùa khô, mùa mưa là 320.667 hạt/m3; tại điểm Cầu Quế, mật độ vi nhựa dao động 583.582 hạt/m3 (mùa khô) đến 591.714 hạt/m3 (mùa mưa); tại điểm Cầu Đọ, mật độ vi nhựa dao động 767.596 hạt/m3 (mùa khô) đến 958.414 hạt/m3 (mùa mưa).
Bảng 3.3. Sự biến động mật độ vi nhựa tại một số điểm nghiên cứu
STT Địa điểm Mật độ vi nhựa (hạt/m
3)
Mùa mưa Mùa khô
1 Cầu Quế (Hà Nam) 597.716 583.582
2 Cầu Đọ (Hà Nam) 958.414 767.596
3 Đò Thông (Ninh Bình) 320.667 218.720
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ vi nhựa tại các điểm cầu Đọ và đò Thông có sự khác biệt theo mùa. Điều đó chứng tỏ, điều kiện thời tiết (mưa) có ảnh hưởng đáng kể đến mật độ hạt vi nhựa trong thuỷ vực. Vào mùa mưa các mẫu nước có mật độ hạt vi nhựa cao hơn mùa khô. Nguyên nhân là do vào mùa mưa, nước mưa từ bề mặt kéo theo một lượng lớn các hạt vi nhựa chảy vào các dòng sông góp phần làm tăng mật độ vi nhựa.
Sự phong phú mật độ vi nhựa trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô cũng được ghi nhận tại sông Nakdong, Hàn Quốc. Mật độ vi nhựa tăng từ 260
đến 1410 hạt vi nhựa/m3 (mùa khô) lên 210 đến 15,560 hạt vi nhựa/m3 (mùa mưa) (Kang et al., 2015). Mật độ hạt vi nhựa cao vào mùa mưa cũng được báo cáo tại Hong Kong (Fok và Cheung, 2015). Khảo sát vi nhựa tại hai con sông ở California (Mỹ), cho thấy số hạt nhựa dao động trong khoảng 0.01 to 12.9 hạt/L. Nhóm tác giả cũng tính toán dựa trên các kết quả thu nhận được khoảng 2.3 tỷ hạt nhựa từ các hệ thống sông này được đưa vào môi trường biển trong khoảng thời gian là 3 ngày (Moore et al., 2011).
Hình 3.7. Sự biến động mật độ vi nhựa theo
thời gian(mùa mưa và mùa khô)
Kết quả được trình bày tại đồ thị trên hình 3.7 cho thấy, sự chênh lệch lớn về mật độ vi nhựa theo mùa được biểu hiện rõ nhất tại Cầu Đọ, mật độ vi nhựa dao động 767.596 hạt/m3 (mùa khô) đến 958.414 hạt/m3 (mùa mưa); tại điểm cầu Quế, mật độ vi nhựa trong mẫu nước sông ở cả 2 mùa không có sự biến động lớn, chỉ dao động trong khoảng gần 600.000hạt/m3.