Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động chung của

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH kiểu việt (Trang 50 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động chung của

doanh nghiệp

a. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):

Theo số liệu tính toán từ bảng 2.3, EBIT của Công ty năm 2016 đã tăng mạnh 52,61% so với năm 2015, sang năm 2017 mặc dù đà tăng tiếp tục duy trì nhưng mức độ tăng đã giảm xuống còn 12,17%. Năm 2018, EBIT của Công ty đã phải chứng kiến một sự sụt giảm mạnh 74,39% so với năm 2017. Bước sang 2 năm 2019, 2020 mặc dù đã có sự cải thiện về giá trị nhưng tốc độ tăng của EBIT Công ty trong 2 năm này vẫn duy trì ở trạng thái âm (- 30,25% và -19,99%). Bước sang năm 2021, EBIT của Công ty đã có sự cải thiện rõ rệt khi đạt tốc độ tăng 133,12% so với năm 2020. So sánh với toàn ngành, kết quả thống kê từ bảng này cho thấy tốc độ tăng EBIT của Công ty thấp hơn rất nhiều, nhất là trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 khi toàn ngành vẫn duy trì tốc độ tăng dương. Mặc dù vậy, sang năm 2021 với sự cơ cấu lại mô hình hoạt động kèm với việc gia tăng kiểm soát chi phí nên EBIT của Công ty trái ngược với xu hướng toàn ngành, không những đã đạt giá trị dương mà còn rất cao ở mức tăng 133,12% so với năm 2020. Điều này chứng tỏ Công ty đã có bước đi đúng đắn trong năm 2021 về mô hình hoạt động cũng như hiệu quả quản lý.

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (EAT):

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy trong 2 năm 2016 và 2017 Công ty đã có kết quả kinh doanh rất khả quan khi tốc độ tăng EAT đều rất cao. Nhất là trong năm 2017, EAT của Công ty đã tăng 68,7% so với năm 2016, cao hơn nhiều

so với tốc độ tăng của doanh thu là 43,2%. Thế nhưng, kể từ năm 2018 Công ty có tốc độ tăng EAT so với năm 2017 âm nặng (-73,2%). Sang năm 2019 và 2020, mặc dù tốc độ tăng EAT của Công ty đã cải thiện nhưng vẫn duy trì trạng thái âm, cụ thể năm 2019: - 46,99% và năm 2020: -39,43%. Năm 2021, Công ty đã chấm dứt xu hướng giảm EAT liên tục trong 3 năm trước khi đạt tốc độ tăng EAT đến 355,86% so với năm 2020. So sánh với toàn ngành, nếu như trong 2 năm 2016 và 2017 tốc độ tăng EAT của Công ty hơn hẳn so với mức toàn ngành (năm 2016 cao hơn 2 lần và năm 2017 cao hơn 3,3 lần) thì sang 3 năm 2018, 2019 và 2020 chỉ tiêu này của Công ty đều thấp hơn nhiều so với toàn ngành. Bước sang năm 2021, Công ty đã có sự cải thiện ngoạn mục khi tốc độ tăng EAT trong năm này gấp hơn 41 lần so với toàn ngành xây dựng. Kết quả này có được một phần đến từ việc cải thiện mô hình hoạt động và quản lý tốt chi phí của Công ty, phần khác là do năm 2020 Công ty đã có kết quả kinh doanh rất không tốt so với toàn ngành nên trong năm 2021 một sự cải thiện nhỏ cũng giúp Công ty gia tăng rất nhiều.

Bảng 2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty TNHH Kiểu Việt và ngành xây dựng giai đoạn 2016-2021

Khoản mục ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay - EBIT Đồng 1.447.825.611 1.624.005.424 415.845.138 290.067.205 232.075.330 541.023.905 Tốc độ tăng EBIT của Công ty TNHH

Kiểu Việt % 52,61% 12,17% -74,39% -30,25% -19,99% 133,12%

Tốc độ tăng EBIT của ngành xây dựng % 10,46% 12,45% 11,10% 5,74% 12,99% -6,40%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập TNDN Lợi nhuận sau thuế thu nhập TNDN -

EAT Đồng 595.279.816 1.004.345.028 269.178.832 142.683.257 86.417.816 393.946.934

Tốc độ tăng EAT của Công ty TNHH

Kiểu Việt % 49,46% 68,72% -73,20% -46,99% -39,43% 355,86%

Tốc độ tăng EAT của ngành xây dựng % 23,77% 20,39% -29,91% 9,45% 0,75% 8,61%

b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản Số vòng quay hàng tồn kho

Theo số liệu tính toán từ bảng 2.4, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty vào năm 2016 là 8,1 vòng, sau đó tăng cao lên 14,95 vòng. Tuy nhiên, trong 2 năm tiếp theo chỉ tiêu này của Công ty có sự sụt giảm xuống còn 11,93 và 8,7 vòng. Qua 2 năm 2020 và 2021, chỉ tiêu này của Công ty có sự cải thiện rõ rệt khi tăng lên 16,87 vòng vào năm 2020 (cao gấp 2 lần so với năm 2019) và 54,57 vòng vào năm 2021 (cao gấp 2, lần so với năm 2020) . So sánh với toàn ngành, xu hướng biến động chỉ tiêu này trong giai đoạn 2016- 2019 gần như tương đồng với xu hướng của toàn ngành. Tuy nhiên, năm 2020 trong khi toàn ngành tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm của chi tiêu này thì Công ty lại tăng gần gấp đôi. Sang năm 2021, Công ty lại có chung xu hướng tăng của toàn ngành. Ngoài ra, về giá trị, chỉ tiêu này của Công ty cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành. Điều này cho thấy Công ty đã rất thành công trong quản lý hàng tồn kho của mình. Bên cạnh với đặc thù ngành nghề chính của Công ty là tư vấn thiết kế cũng đã góp phần cho thành tích vượt trội này của Công ty.

- Thời gian lưu kho

Giữa số vòng quay hàng tồn kho và thời gian lưu kho có mối tương quan tỷ lệ nghịch khi chỉ tiêu này luôn nằm dưới mẫu trong công thức tính của chỉ tiêu kia. Chính vì vậy, dựa vào mối quan hệ này và dựa vào số liệu tính toán ở bảng 2.4 đối với chỉ tiêu thời gian lưu một lần nữa cho thấy Công ty đã rất thành công trong quản lý hàng tồn kho trong giai đoạn 2016-2021.

Bảng 2.4. Bảng phản ánh nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài sản của Công ty TNHH Kiểu Việt và ngành xây dựng giai đoạn 2016-2021

Khoản mục ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Số vòng quay hàng tồn kho

Công ty TNHH Kiểu Việt Vòng 8,10 14,95 11,93 8,70 16,87 45,47

Ngành xây dựng Vòng 0,81 2,39 2,07 1,77 0,95 3,08

Thời gian lưu kho

Công ty TNHH Kiểu Việt Ngày 45 24 31 42 22 8

Ngành xây dựng Ngày 452,42 152,47 176,47 205,87 384,37 118,60

Số vòng quay khoản phải thu

Công ty TNHH Kiểu Việt Vòng 4 4 3 5 5 3

Ngành xây dựng Vòng 4,52 4,20 3,43 2,03 2,41 2,22

Kỳ thu tiền bình quân

Công ty TNHH Kiểu Việt Ngày 95 99 106 77 69 123

Ngành xây dựng Ngày 80,82 87,00 106,40 179,81 151,18 164,56

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu thống kê của Công ty TNHH Kiểu Việt và Fiin Group) - Số vòng quay khoản phải thu

Từ bảng 2.4, số liệu tính toán đã chỉ ra số vòng quay khoản phải thu của Công ty trong 2 năm 2016 và 2017 là 4 vòng, năm 2018 chỉ tiêu này của Công ty trở nên xấu hơn khi giảm xuống còn 3 vòng. Ở các năm 2019 và 2020 chỉ tiêu này của Công ty đã có sự cải thiện khi tăng lên thành 5 vòng nhưng sau đó lại giảm xuống còn 3 vòng vào năm 2021. Nguyên nhân chính được xác định có sự sụt giảm số vòng quay khoản phải thu của Công ty trong năm 2021 là vì trong năm này Công ty phải ứng trước cho bên bán nhằm đảm bảo sự ổn định nguồn cung cấp đầu vào dưới áp lược khó khăn về chuỗi cung ứng. So sánh với trung bình ngành, trong 3 năm 2016, 2017, 2018 số vòng quay khoản phải thu của Công ty thấp hơn so với toàn ngành cho thấy việc quản lý khoản phải thu của Công ty vẫn chưa tốt. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý khoản phải thu của Công ty có sự cải thiện rõ rệt trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 khi số vòng quay khoản phải thu của Công ty luôn cao hơn toàn ngành,

tình trạng giảm sút hiệu quả quản lý khoản phải thu trong năm 2021 được xác định chỉ mang tính chất tạm thời bởi ảnh hưởng của dịch bệnh.

- Kỳ thu tiền bình quân:

Tương tự như mối quan hệ giữa số vòng quay hàng tồn kho và thời gian lưu kho, kỳ thu tiền bình quân và số vòng quay khoản phải thu có mối tương quan tỷ lệ nghịch khi chỉ tiêu này luôn nằm dưới mẫu trong công thức tính của chỉ tiêu kia. Chính vì vậy, dựa vào mối quan hệ này và dựa vào số liệu tính toán ở bảng 2.4 đối với chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân một lần nữa cho thấy Công ty đã có sự cải thiện hiệu quả quản lý khoản phải thu trong 3 năm gần đây.

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (TSNH):

Khi công thức tính chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH, nếu giá trị của chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hiệu quả quản lý TSNH càng kém. Dựa vào thông tin cung cấp từ hình 2.4, so với năm 2016 hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty có sự tăng lên trong năm 2017 đã tăng lên (từ 1,76 trong năm 2016 đã tăng lên 1,84 vào năm 2017). Tuy nhiên, năm 2018 hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty đã có sự sụt giảm nghiêm trọng xuống còn 1,48, mức giảm gần 20%. Trong 2 năm 2019 và 2020, hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty có sự cải thiện rõ rệt khi hiệu suất sử dụng TSNH tăng lên rất cao, đặc biệt năm 2020 chỉ tiêu này của Công ty tăng 49,5% so với năm 2019. Năm 2021, do tác động của sự sụt giảm mạnh của doanh thu thuần (giảm 34,07% so với năm 2019) đã làm giảm hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty đến 36% so với năm 2020, tuy vậy, tình trạng này được xác định chỉ mang tính chất tạm thời do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn (TSDH):

Nguyên tắc đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cũng tương tự như đối với hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, theo đó, chỉ tiêu này

càng thấp chứng tỏ hiệu quả quản lý TSDH của doanh nghiệp thấp. Theo số liệu hình 2.4, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty TNHH Kiểu Việt có xu hướng tăng cao. Năm 2019, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty là 6,99 cao hơn 9,2% so với năm 2016. Tuy nhiên, năm 2020 hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty có sự sụt giảm, hệ số này giảm xuống chỉ còn 5,87, giảm hơn 16% so với năm 2019. Xu hướng sụt giảm ngày càng nghiêm trọng trong năm 2021 khi hệ số này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2,85, giảm 51,45% so với năm 2020. Sự sụt giảm vào năm 2020 của chỉ tiêu này xuất phát từ nguyên nhân trong năm 2020 Công ty đã đẩy mạnh đầu tư phát triển, trong đó đầu tư mạnh vốn vào các công ty con như: Công ty Cổ phần Nội thất Kiểu Việt; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Kiểu Việt; Công ty Cổ phần Xây lắp Kiểu Việt; Công ty Đấu giá hợp danh Kiểu Việt; Sàn Giao dịch bất động sản Kiểu Việt với tổng số vốn đầu tư tăng thêm là 15.175.000.000 đồng. Ngoài ra, trong năm này Công ty cũng đẩy mạnh hơn lĩnh vực thi công công trình nên giá trị tài sản dài hạn dưới dạng chi phí xây dựng dở dang cũng tăng lên. Đơn cử có thể kể đến 2 công trình: Thi công xây dựng công trình Sửa chữa nhà làm việc, mua sắm trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh tại khoa Nội trung cao và phòng Khám trung cao thuộc Bệnh viện; và Thi công xây dựng công trình Toàn bộ khối lượng và xây lắp và thiết bị công trình: Cải tạo, sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn thuộc công trình: Cải tạo, sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn với tổng trị giá hơn 45 tỷ đồng. Vì đây là vốn đầu tư lâu dài vào các công ty con hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích trong tương lai dài nên doanh thu năm 2020 của Công ty chưa phản ánh hết lợi ích này làm chi hiệu suất sử dụng TSDH năm 2020 bị giảm xuống. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh chỉ tiêu này trong năm 2021 lại do chính sự sụt giảm mạnh của doanh thu do ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh Covid 19.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Trong giai đoạn 2016-2020, với cơ cấu tài sản của Công ty có đặc điểm là TSNH chiếm đến ¾ tổng tài sản thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty sẽ có xu hướng biến động theo xu hướng biến động của hiệu suất sử dụng TSNH. Thật vậy, số liệu tính toán được trình bày trong hình 2.4 đã cho thấy được nhận định này. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty tăng từ năm 2016 đến 2017, sau đó giảm vào năm 2018 và tăng lại trong 2 năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, trong năm 2020 với việc gia tăng vốn đầu tư vào công ty con nên TSDH của Công ty đã có sự gia tăng và làm cho cơ cấu tài sản của Công ty dần cân đối giữa TSNH và TSDH. Chính vì đặc điểm này, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty đã có sự sụt giảm mạnh trong năm 2021 do tác động từ cả sự sụt giảm của hiệu suất sử dụng tổng TSNH và TSDH, đặc biệt là từ TSDH.

Hình 2.4. Thống kê hiệu suất sử sụng tài sản của Công ty TNHH Kiểu Việt giai đoạn 2016-2021

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu thống kê của Công ty TNHH Kiểu Việt) c. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp

Nhìn chung, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong giai đoạn 2016-2021 có dấu hiệu cải thiện dần qua các năm và ở trong mức an toàn khi mức trung bình cả giai đoạn là 1,06 nên được đánh giá đảm bảo. Nếu như năm 2016, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty chỉ đạt 0,86 thì đến năm 2021 con số này đã tăng lên thành 1,18 (tăng 37,87%). Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu thống kê của ngành xây dựng thì chỉ tiêu này Công ty còn thấp hơn rất nhiều. Trong giai đoạn này, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành trung bình của ngành đạt 1,64 thì chỉ tiêu này của Công ty chỉ là 1,06 (thấp hơn 54%).

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:

Cũng giống như tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong giai đoạn 2016-2021 có xu hướng tăng, tuy vậy có sự biến động giảm vào năm 2019 và năm 2021. Trong 3 năm 2016, 2017 và 2018, chỉ tiêu này của Công ty có dấu hiệu cải thiện qua từng năm và có giá trị gần bằng 1 nên được đánh giá là đảm bảo. Năm 2019, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm mạnh xuống còn 0,79 (giảm hơn 18,5% so với năm 2018) do lượng hàng tồn kho tăng mạnh. Năm 2020, việc Công ty đẩy mạnh giảm hàng tồn kho đã giúp Công ty có sự cải thiện đáng kể tỷ số khả năng thanh toán nhanh trong năm này tăng lên thành 1,17 > 1,0. Thế nhưng, do tác động của dịch bệnh năm 2021, lượng hàng tồn kho của Công ty lại gia tăng trở lại và điều này đã làm giảm tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty xuống 5,3%. Khi so sánh với mức trung bình ngành, cũng giống như chỉ tiêu tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty vẫn thấp hơn nhiều so với toàn ngành xây dựng. Dựa vào số liệu thống kê ở bảng 2.5, trung bình trong giai đoạn 2016-2020, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty chỉ đạt 0,94 trong khi trung bình ngành là 1,27 (thấp hơn 34%).

- Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt:

Nếu như ở 2 chỉ tiêu: tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và tỷ số khả năng thanh toán nhanh, số liệu tính toán của Công ty luôn thấp hơn so với mức trung bình ngành xây dựng thì ở tỷ số khả năng thanh bằng tiền mặt chúng ta lại chứng kiến tình thế ngược lại. Về xu hướng, tỷ số khả năng thanh bằng tiền mặt của Công ty có xu hướng tăng từ năm 2016 đến năm 2018, tuy

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH kiểu việt (Trang 50 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)