Nghiên cứu đặc điểm hình thái khuẩn lạc, bào tử và cuống

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis) (Trang 47 - 49)

tử của các chủng vi nấm nội sinh được tuyển chọn

Quan sát hình thái cho thấy, các khuẩn lạc của chủng TQF6 phát triển mạnh trên mơi trường thạch PDA với tốc độ tăng trưởng 2,5 ± 0,15 cm/ ngày

và đạt tới 9,0 cm sau 3-4 ngày. Khuẩn lạc ban đầu cĩ màu trắng đến trắng đục chuyển sang màu xám đen sau khi giàđi, dày vừa phải, sợi nấm cĩ độdày đặc

khơng đều, mặt sau màu trắng sang màu vàng nhạt (Hình 3.7a,b). Bào tử hình

elip cĩ đỉnh trịn và đáy phẳng, đơn bào, bào tử già trở thành khơng màu cĩ 1–2 ngăn, hoặc màu nâu nhạt với tế bào giữa và sẫm hơn tế bào ở đầu tận cùng của sợi nấm (Hình 3.7c). Dựa vào đặc điểm hình thái tế bào và mơ tả

của Crous và Phillips (2006), chủng TQF6 nhiều khả năng thuộc chi

Neofusicoccum.

Khuẩn lạc TQF25 sau khi nuơi cấy trên PDA ở 28°C cĩ tốc độ tăng trưởng đạt 1,9 ± 0,12 cm/ngày và đạt tới 9,0 cm sau 4-5 ngày. Khuẩn lạc ban

đầu cĩ màu hơi trắng chưa hình thành bào tử; sau chuyển dần màu nâu nhạt và hình thành bào tử. Mặt sau màu vàng nâu đậm ở trung tâm (Hình 3.7d,e). Sợi nấm mịn như nhung. Cuống sinh bào tử đơn bội dạng chổi phân nhánh về

phía đỉnh; bào tử elip hoặc hình trứng cĩ màu nâu nhạt đến nâu (Hình 3.7f). Dựa theo phân tích hình thái và mơ tả của Lee và Whalley (2000), chủng vi nấm TQF25 được phân loại thuộc chi Hypoxylon.

Khuẩn lạc chủng TDF6 phát triển nhanh trên mơi trường thạch PDA với tốc độ tăng trưởng 1,5 ± 0,15 cm/ ngày và đạt tới 9,0 cm sau 6 -7 ngày. Sợi nấm phát triển mạnh và ăn đều từ tâm ra xung quanh. Sợi nấm ban đầu cĩ màu trắng hơi ngả hồng, dạng sợi bơng xốp. Mặt sau khuẩn lạc cĩ màu hồng nhạt (Hình 3.8a,b). Cuống sinh bào tử đơn độc hoặc phân nhánh, phần đỉnh sinh ra nhiều bào tử dạng thể bình, bào tử trần hình bầu dục (Hình 3.8c). Dựa theo phân tích hình thái và mơ tả của Booth (1971), chủng TDF6 được phân loại thuộc chi Fusarium.

Hình 3.7. Khuẩn lạc trên mơi trường Czapek-Dox sau 5 ngày và bào tử dưới kính hiển vi quang học với độ phĩng đại 400 lần của chủng TQF6 (a, b, c) và TQF25 (d, e, f)

Hình 3.8. Khuẩn lạc trên mơi trường Czapek-Dox sau 5 ngày và bào tử dưới kính hiển vi quang học với độ phĩng đại 400 lần của chủng TDF6 (a, b, c) và

TDF7 (d, e, f)

Khuẩn lạc chủng TDF7 phát triển nhanh trên mơi trường thạch PDA với tốc độ tăng trưởng 1,4 ± 0,17 cm/ ngày và đạt tới 9,0 cm sau 6 -7 ngày. Sợi nấm phát triển mạnh và ăn đều từ tâm ra xung quanh. Sợi nấm ban đầu cĩ màu trắng sau chuyển hồng tím nhạt, dạng sợi bơng xốp. Mặt sau khuẩn lạc cĩ màu hồng nhạt (Hình 3.8d,e). Cuống sinh bào tửđơn độc hoặc phân nhánh,

phần đỉnh sinh ra nhiều bào tử dạng thể bình, bào tử trần hình bầu dục (Hình 3.8f). Hình thái sợi, bào tử và cuống sinh bào tử khẳng định chủng TDF7 cĩ

đặc điểm giống với chủng Fusarium sp. TDF6 ở trên và được định danh tạm thời là Fusarium sp. TDF7.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)