NHÂN GIỐNG NẤM THƢỢNG HOÀNG VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus) (Trang 41 - 43)

5. Những đóng góp của luận văn:

3.1. NHÂN GIỐNG NẤM THƢỢNG HOÀNG VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ

NĂNG LÊN MEN CHÌM TẠO SINH KHỐI NẤM THƢỢNG HOÀNG

Nấm Thƣợng hoàng phát triển trên môi trƣờng thạch PDA ở dạng sợi màu vàng sáng, sợi nấm phát triển trên đĩa thạch sau khi cấy sẽ lan đều tạo ra khuẩn lạc tròn, bề mặt sợi mịn và màu vàng sáng (Hình 3.1). Sau từ 7-10 ngày

nấm sẽ mọc kín đĩa, để trong thời gian dài hơn nấm bị già đi sẽ có màu vàng sậm. Trong môi trƣờng lỏng, sợi nấm mọc thành các khối hình cầu hoặc hình trụ có tua dài và phát triển đều xung quanh khối nấm sợi này (Hình 3.2).

Mặt trƣớc của đĩa thạch, nấm mọc lan trên mặt thạch

Mặt sau của đĩathạch

Hình 3. 1: Hình ảnh nấm đƣợc nuôi cấy trên đĩa petri trong môi trƣờng thạch khoai tâỵ

Nấm phát triển trong môi trƣờng lỏng

ở bình tam giác

Sợi nấm phát triển có thể quan sát bằng mắt thƣờng

Hình 3. 2: Hình ảnh sợi nấm phát triển trong môi trƣờng lỏng.

Ảnh chụp dƣới kính hiển vi quang học(vật kính 40X) cho thấy sợi nấm phát triển lan đều, có vách ngăn, đa bào, nảy chồi mới bằng cách phân nhánh

bên. Vách ngăn đƣợc nhìn thấy rất rõ ràng do màu sắc đậm hơn, ngăn trục sợi nấm thành các phần khác nhau, hình thành hai tế bào riêng biệt (Hình 3.3).

Sợi nấm mọc trong môi trƣờng thạch

Sợi nấm đƣợc cố định trên lam kính và nhuộm với thuốc tím kết tinh (x40) Hình 3. 3: Hình ảnh sợi nấm dƣới kính hiển vi

Nấm mọc kín đĩa sau

14 ngày

Nấm nuôi trong môi trƣờng lỏng sau 7 ngày

Nấm mọc đặc nồi lên men

sau 14 ngày Hình 3. 4: Hình ảnh nấm TH phát triển trên môi trƣờng thạch

và môi trƣờng lỏng

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng nấm nuôi theo mô hình lên men thu sinh khối đạt chất lƣợng tốt và cho các hoạt chất tƣơng tự nhƣ với nấm trồng thông thƣờng trên giá thể thân gỗ mục. Ngoài ra, ƣu điểm của phƣơng pháp nhân nuôi sinh khối là quá trình nuôi trồng có thời gian ngắn hơn rất nhiều so với trồng nấm trên thân gỗ (thƣờng là 4 - 6 năm). Trong nghiên cứu này, nấm Thƣợng hoàng đƣợc nuôi trong môi trƣờng lỏng nhằm mục đích thu sinh khối, đánh giá chất lƣợng của sinh khối và hƣớng tới sử dụng nhƣ thực phẩm chức năng. Thời gian để nhân giống cho lên men theo mẻ và mỗi mẻ kéo dài khoảng 15 đến 20 ngày, sinh khối sau khi thu sẽ đƣợc sấy thăng hoa (đông khô) và nghiền thành bột. Lƣợng sinh khối thu đƣợc

trung bình là khoảng 30g khô/lít môi trƣờng. Phƣơng pháp sấy thăng hoa có ƣu điểm là việc làm khô đƣợc thực hiện ở nhiệt độ thấp (chuyển nƣớc có trong sinh khối từ thể rắn sang ngay thể khí) vì thế chất lƣợng của nấm Thƣợng hoàng thu đƣợc cao, không bị mất đi nhiều giá trị dinh dƣỡng. Sau khi xay, bột sinh khối nấm Thƣợng Hoàng thu đƣợc rất mịn, có màu vàng nâu, mùi thơm ngậy, ngọt (Hình 3.5).

Nấm được cấy trong

môi trường lỏng Thu sinh khối và sấy thăng hoa Sinh khối được nghiền thành bột mịn

Hình 3. 5: Sinh khối nấm Thƣợng hoàng

3.2. QUY TRÌNH LÊN MEN SINH KHỐI NẤM THƢỢNG HOÀNG QUY MÔ 100 LÍT/MẺ

Mục đích của nghiên cứu để thu đƣợc lƣợng sinh khối nhiều nhằm

hƣớng tới các ứng dụng khác thì quy mô thí nghiệm phải đƣợc nâng cấp và quy trình nghiên cứu phải đƣợc chuẩn hóa cho các nghiên cứu lên men lƣợng lớn. Dựa trên các quá trình nghiên cứu nhân giống của nấm Thƣợng hoàng

trong môi trƣờng thạch và lỏng, cũng nhƣ thử nghiệm lên men ở các thiết bị

lên men, nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình lên men sinh khối nấm

Thƣợng hoàng ở quy mô 100 lít/mẻ nhƣ sau :

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)