Phương pháp thu mẫu nước và phân tích mẫu nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu tính độc của kim loại Pb đối với Moina dubia trong hệ sinh thái nước ngọt hồ Hà Nội (Trang 51 - 54)

Địa điểm nghiên cứu

Để xác định giá trị đặc trưng về tính chất nước của các hồ tự nhiên Hà Nội, nghiên cứu tiến hành lựa chọn các hồ có đặc điểm đại diện gồm hồ Bảy Mẫu và hồ Trúc Bạch là hai hồ nội thành, có tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ cao. Hai hồ ngoại thành được lựa chọn là Quan Sơn và Tuy Lai là các hồ tự nhiên, ít chịu tác động bởi các hoạt động phát triển đô thị. Thời gian thu mẫu gồm 12 đợt kéo dài từ tháng 1 năm 2018 đến tháng được 5 năm 2020. Các điểm lấy mẫu được mô tả trên hình 2.1.

Hồ Bảy Mẫu

Hồ Bảy Mẫu (21,011465°N; 105,843251°E) nằm trong công viên Thống Nhất thuộc quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội. Diện tích mặt nước khoảng 28 ha. Hồ tiếp giáp với đường Đại Cồ Việt, phía đông nam và đông là đường Vân Hồ III chạy ra đường Nguyễn Đình Chiểu. Phía bắc giáp với công viên Thống Nhất, phía tây được chắn bởi đường Lê Duẩn. Bên kia đường là hồ Ba Mẫu. Trong khuôn viên hồ Bảy Mẫy có trạm xử lý nước thải cho khu vực quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng (khoảng 45.000 người) với diện tích lưu vực thoát nước lên đến 217ha. Chất lượng nước thải sau xử lý xả ra đạt TCVN 7222:2002. Nước sau khi được xử lý sẽ được bơm bổ cập cho các hồ Thiền Quang, Bảy Mẫu và Ba Mẫu góp phần giảm thiểu ô nhiễm nước các hồ.

Hồ Trúc Bạch

Hồ Trúc Bạch (59°59′N 189°59′E) thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Diện tích mặt hồ 22ha, thông dòng với hồ Tây thông qua nhánh cống. Cạnh hồ có trạm xử lý nước thải Trúc Bạch công suất xử lý nước thải trung bình 2.300m3/ngày đêm với chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B QCVN14:2008/BTNMT, cho phép xả thải vào hồ Trúc Bạch. Tuy nhiên, dù hoạt động hết công suất thì cũng chỉ xử lý được 1/3 lượng nước thải đổ vào hồ. Ngoài ra hồ Trúc Bạch chịu áp lực bởi lượng nước chảy từ các nhà hàng, quán nước xung quanh và nước chảy tràn đổ vào hồ khiến chất lượng nước hồ Trúc Bạch luôn ở mức thấp.

41

Hồ Quan Sơn

Hồ Quan Sơn (20°41'40.0"N 105°41'35.1"E) thuộc huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Đây là hồ tự nhiên có diện tích mặt nước là 850ha. Hồ nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về hướng Nam Tây Nam, là hồ ngoại thành Hà Nội và không chịu tác động của các hoạt động phát triển đô thị. Hồ Quan Sơn có chức năng chính là cùng cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện Mỹ Đức.

Hồ Tuy Lai

Hồ Tuy Lai (20°45'59.8"N 105°39'39.0"E) nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45 km về phía Tây Nam. Đây là hồ nước tự nhiên có diện tích mặt 26,5 km2 được bao quanh bởi các dải núi đá vôi. Kích thước mặt hồ nơi rộng nhất là 810m; kích thước bề mặt nơi eo hẹp nhất 118m. Chức năng chính của hồ Tuy Lai là điều tiết nước lũ và cung cấp nước cho nông nghiệp của huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Thu mẫu nước và động vật nổi

Quá trình lấy mẫu tuân thủ theo hướng dẫn tiêu chuẩn ISO 17025 và quy chuẩn TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) về chất lượng nước-lấy mẫu- hướng dẫn lấy mẫu nước ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. Tại hiện trường, tiến hành đo các thông số nhiệt độ (To), pH, bằng thiết bị đo đa chỉ tiêu tại hiện trường HORIBA U- 53G Multiparameter và độ trong (Secchi Disk) đo bằng đĩa Secchi tiêu chuẩn.

42 Hồ Quan Sơn Hồ Tuy Lai

Hình 2.1 Sơ đồ lấy mẫu nước và động vật nổi tại các hồ nội và ngoại thành Hà nội

Phương pháp bảo quản đối với mẫu nước (theo TCVN 6663-3:2008). Các mẫu nước được lấy đầy vào chai nhựa màu trắng bọc nilon đen có nắp nhựa. Các mẫu nước xác định kim loại được bảo quản ngay tại hiện trường bằng axít HNO3 để đưa pH của mẫu < 2. Các mẫu được bảo quản lạnh ở 4oC, và phân tích ngay trong 5 ngày kể từ ngày lấy mẫu. Đối với các mẫu nước xác định Chlorophyll-a (Chl-a) sẽ được xác định ngay sau khi chuyển về phòng thí nghiệm. Mẫu nước sau khi lấy được xử lý theo tiêu chuẩn và được phân tích tại phòng thí nghiệm theo TCVN tương ứng ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Các thông số phân tích ở phòng thí nghiệm

STT Thông số phân tích ở PTN Đơn vị Phương pháp

2 COD mg/l TCVN 6491:1999

3 Tổng Ni tơ (Nitơ Kjeldahl+ NO2—N + NO3—N)

mg/l Nitơ Kjeldahl (4500-Norg C, ISO 5663:1984)) 4 NO2--N mg/l TCVN 8742:2011 5 NO3--N mg/l TCVN 8742:2011 6 Tổng Phốt pho mg/l TCVN 6202:1996 7 Chlorophyll-a (Chl-a) mg/l SMWW 10200 H 8 Tổng Ca, Mg mg/l TCVN 6224 : 1996 9 Clorua (Cl-) mg/l TCVN 6194 : 1996

43

STT Thông số phân tích ở PTN Đơn vị Phương pháp

10 Kim loại nặng Pb, Zn, Cu, Cd

mg/l ICP-MS, ELEMENT, Finnigan MAT, EPA 200,8

Tình trạng phì dưỡng đánh giá thông qua chỉ số phì dưỡng (TSIs) [127] được tính cho các hồ theo công thức sau:

4

TN TP Chl a SD

TSI TSI TSI TSI

TSI     

Trong đó:

TSITP = 60-14,42ln(48/TP); TSIChl = 9,81 ln (Chl-a) + 30.6;

TSISD = 60 – 14.41 ln(SD) (SD-Secchi Depth; m); TSITN =54,45+14,43ln TN;

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu tính độc của kim loại Pb đối với Moina dubia trong hệ sinh thái nước ngọt hồ Hà Nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)