Đặc điểm hình thái Moina dubia

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu tính độc của kim loại Pb đối với Moina dubia trong hệ sinh thái nước ngọt hồ Hà Nội (Trang 26 - 29)

Về hình thái cấu tạo, cơ thể của M. dubia gồm các phần chính là đầu và phần thân và các phần phụ râu. Râu là phương tiện di chuyển giúp M. dubia có thể di

16

Một trong những đặc điểm chính đó là cơ thể là M. dubia được bảo phủ một lớp vỏ đóng vai trò như một bộ khung xương của cơ thể. Theo giai đoạn phát triển, chúng tự lột lớp vỏ này một cách định kỳ. Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát triển nằm trên lưng của con cái[38]. Moina trưởng thành có kích thước nằm trong khoảng 700 - 1.000 µm, kích thước này gần gấp đôi ấu trùng Artemia (500 µm) và gần gấp 2 - 3 lần kích thước của luân trùng bánh xe trưởng thành (rotifers). Tuy nhiên, Moina mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng Artemia.

Hình 1.1 Hình thái của Moina dubia trưởng thành (nguồn: Tác giả)

M. dubia cái có đặc điểm chung như các loài Moina khác, giáp xác thân tròn,

cạnh bụng có nhiều viền gai, phía sau có viền tơ ngắn. Phần đầu lớn, vừa tròn, hướng về phía trước, chùy không phát triển. Vết lõm ở cạnh sau phần và ngấn phân chia đầu thân rõ. Mắt lớn không có sắc điểm. Râu II ở cạnh sau phần giữa hơi phình to, có một tơ dài dính ở giữa và viền tơ ngắn ở cạnh dưới. Đuôi bụng ngắn, có 4-8 gai hậu môn, gai cuối chẻ đôi. Vuốt ngọn dài, có viền tơ mảnh ở cạnh lõm, các tơ ở gốc hơi dài hơn.

Con đực M. dubia có thân dài hẹp hơn, râu I dài con hai lần, gần gốc có một tơ dài, đầu ngọn có tơ cảm giác [39] . M.dubia chủ yếu sinh sản theo kiểu đơn tính tức là con mẹ chỉ đẻ ra con cái. Chỉ trong những trường hợp bất lợi khi xuất hiện M.

17

cũng đảm bảo tính đồng nhất giới tính trong quần thể khi môi trường đạt những điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, nhiệt độ và dinh dưỡng. M. dubia con trưởng thành sau 4-7 ngày và có thể sinh sản ở ngày thứ 4. Trung bình trong điều kiện phòng 25oC, M. dubia trung bình mỗi lứa để 4-22 con tùy thuộc vào môi trường

sống và dinh dưỡng của M. dubia. Sự phát triển của trứng có thể quan sát trực tiếp qua cơ thể mẹ, con cái tiếp tục sinh sản tầm 2-6 lứa đẻ trong suốt cuộc đời.

Khi có tác động xấu trong môi trường như lượng thức ăn khan hiếm, có hóa chất lạ hoặc nhiệt độ không thích hợp, túi ấp trứng sẽ xuất hiện các trứng đen. Những trứng này sẽ phát triển thành con đực. Khi đó con cái sẽ không còn hình thức sinh sản vô tính nữa mà sẽ chuyển sang hình thức sinh sản hữu tính, nghĩa là có sự giao phối giữa con đực và con cái, và sự đồng nhất giới tính sẽ mất đi. Nếu điều kiện quá khắc nghiệt, con cái sẽ không đẻ ra con con và sẽ đẻ ra các trứng đen này, những trứng này có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt và khả năng chống chịu với ảnh hưởng môi trường khá tốt nếu các ao nước nuôi chúng bị khô cạn và thậm chí chúng vẫn có thể tồn tại trong băng. Khi điều kiện sống được cải thiện, các trứng bắt đầu nở ra con con (tất cả đều là cái) và các con đực chết hoàn toàn. Sự sinh trứng khiến cho mật độ M. dubia giảm mạnh trong quần thể gây thiếu hụt thức ăn trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái nước ngọt.

18

Hình 1.2 Hình thái học nhận dạng loài Moina( nguồn:[38])

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu tính độc của kim loại Pb đối với Moina dubia trong hệ sinh thái nước ngọt hồ Hà Nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)